ClockThứ Tư, 05/08/2020 15:57

Kiểm soát dịch COVID-19 tại ga Huế

TTH.VN - Nhằm kiểm soát dịch COVID-19, ga Huế bắt buộc khai báo y tế, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang theo quy định đối với tất cả hành khách lên và xuống tàu 24/24 giờ.

Thức đêm phòng dịch COVID-19 ở Phong ĐiềnPhòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt – Lào

Đo thân nhiệt cho hành khách trước khi vào phòng đợi trưa 5/8 

Ga Huế là 1 trong 3 điểm đầu tiên được Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo thiết lập chốt kiểm soát nhằm ngăn dịch COVID-19 từ cửa ngõ vào chiều 26/7. Những ngày qua do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên số lượng khách đi tàu giảm mạnh, cũng như số chuyến tàu đến ga Huế cắt giảm so với trước khiến hành khách ở nhà ga thưa thớt. Tuy nhiên, công tác kiểm soát dịch tại đây vẫn được siết chặt, thực hiện kiểm soát theo đúng quy định 24/24 giờ đối với tất cả hành khách lên và xuống tàu.

Đối với khách đi tàu, sau khi rửa tay bằng nước sát khuẩn, sẽ được nhân viên hướng dẫn khai báo y tế trên ứng dụng Bluezone. Những người không sử dụng smartphone sẽ được người đi cùng, hoặc nhân viên nhà ga khai báo giúp hoặc khai báo y tế bằng giấy. Nếu phát hiện có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ phối hợp đội phản ứng nhanh ở chốt kiểm dịch tại ga Huế thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết. Lãnh đạo ga Huế chỉ đạo nhân viên phối hợp tiêu độc khử trùng; tiến hành  vệ sinh, lau chùi bằng dung dịch khử khuẩn tại các vị trí phòng đợi, hành lang, nhà ga, phòng bán vé... hàng ngày,

Bà Ngô Thị Thuyết, Trưởng phòng Vận tải đường sắt Huế, cho biết hiện tại mỗi ngày ga Huế đón 5 đôi tàu cho 2 chiều bắc nam, lượng xuống ga chỉ từ 30-40 khách, giảm hơn 80% so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra. Kể từ ngày 7/8 trở đi chỉ còn 3-4 đôi tàu cho hai chiều bắc nam qua ga Huế...

Một số hình ảnh ghi nhận công tác phòng ngừa dịch COVID-19 tại ga Huế vào trưa 5/8 khi tàu SE1 bắc nam từ Hà Nội đến Huế:

Khách ngồi phòng đợi tàu đã được rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang 100%

Hỗ trợ hành khách khai báo y tế bằng sau khi vào phòng đợi tàu

Tiếp tục kiểm tra đo thân nhiệt hành khách trước khi lên tàu

Trước khi lên tàu khách lại được nhân viên kiểm tra khai báo y tế, lịch trình đi lại sau khi đã khai báo tại nhà ga

Hành khách xuống ga Huế được phân luồng ra chốt kiểm dịc sát khuẩn, bắt đầu khai báo y tế bản thân 

Hành khách khai báo y tế tại chốt kiểm dịch tại ga Huế 

Hành khách được kiểm tra thông tin y tế lần cuối trước khi rời ga Huế về nhà

Minh Văn (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt an toàn giao thông dịp cuối năm

Từ ngày 15/12/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) và công an các địa phương trong cả nước sẽ mở cao điểm bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Siết chặt an toàn giao thông dịp cuối năm
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản
Return to top