ClockThứ Bảy, 27/12/2014 11:10

Kiểm soát ngay từ đầu

TTH - Mới đây, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thừa Thiên Huế phát hiện có 15/30 giáo viên đứng lớp của Trung tâm đào tạo nghề Tâm An sử dụng bằng giả. Nếu các trung tâm đào tạo lái xe không quản lý chặt khâu tuyển dụng giáo viên, sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng trong quá trình đào tạo cấp giấy phép lái xe cho các học viên.
Trường trung cấp Giao thông Vận tải Huế luôn đặt chất lượng giảng dạy lên hàng đầu

Năm 2012, Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô hạng B1 và B2 do Công ty TNHH May Ý Việt làm chủ đầu tư, tuyển dụng hơn 30 giáo viên dạy lái xe cả lý thuyết và thực hành.   Tuy nhiên, trong quá trình điều tra về đường dây sử dụng bằng sư phạm lái xe giả tại Thừa Thiên Huế, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã phát hiện có 15 giáo viên đã sử dụng chứng chỉ sư phạm giả.

Theo Chương trình đào tạo của Tổng cục Đường bộ, quá trình tuyển dụng giáo viên làm chặt chẽ để tránh trường hợp sử dụng bằng giả. Bằng lái xe phải xác minh trên mạng, riêng chứng chỉ dạy nghề phải gửi đến nơi đào tạo nhờ xác minh tên người đó đã qua đào tạo hay chưa. Bằng mắt thường chúng tôi không thể phân biệt được bằng thật hay giả” - ông Hòa cho biết thêm.

Ông Hồ Đình Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An cho biết: - “Do lần đầu thành lập trung tâm dạy nghề nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong khâu tuyển dụng giáo viên, dẫn đến tình trạng có nhiều giáo viên đã sử dụng chứng chỉ sư phạm giả để xin việc. Nhưng rất may, những giáo viên này chưa đứng lớp vì đang trong thời gian hoàn tất thủ tục tuyển dụng để ký hợp đồng lao động thì phát hiện seri trên bằng trùng nhau. Từ đó, chúng tôi nghi vấn và báo cho coq quan điều tra".

Rút kinh nghiệm từ việc tuyển giáo viên ở Trung tâm dạy nghề Tâm An, hiện nay Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các trung tâm dạy nghề khi tuyển giáo viên vào cần phải đào tạo tập trung để đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao trình độ. Giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe ôtô-môtô Masco anh Cao Đức Kiên cho biết, nâng cao chất lượng giáo viên luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu. Thời gian đầu thành lập trung tâm dạy nghề, đơn vị tuyển chọn giáo viên rất chặt chẽ, sau đó hợp đồng với Trường Đại học sư phạm Vinh vào dạy tập trung cho tất cả những giáo viên mà trung tâm tuyển dụng. Gần đây, đơn vị có tuyển thêm 9 giáo viên dạy lý thuyết, thực hành và đã gửi những giáo viên này đi học ở Trường cao đẳng nghề 23 (Bộ Quốc phòng). Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với các giáo viên dạy lý thuyết và thực hành phải đảm bảo tuyệt đối. Đảm bảo yêu cầu đó, các kiến thức mới truyền đạt cho học viên sẽ hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề cũng được nâng lên.

Để các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh theo hướng xã hội hóa, năng lực đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ngày được nâng cao, Sở Giao thông Vận tải đã có nhiều biện pháp chỉ đạo gắn với công tác thanh, kiểm tra chất lượng đào tạo, sát hạch. Theo đó, các trung tâm, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh được đầu tư đúng quy định về phòng học, giáo cụ trực quan, sân bãi tập thực hành lái xe. Sắp xếp hợp lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao năng lực đào tạo.

Với các giải pháp tăng cường công tác quản lý, có thể tin rằng trong thời gian tới, chất lượng tuyển dụng giáo viên được nâng lên, chất lượng đào tạo cũng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn. 

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top