ClockThứ Hai, 06/09/2021 19:54

Mưa lớn gây sạt lở mố cầu Khe Chaih, xã Đông Sơn

TTH.VN - Mưa lớn khiến mố cầu Khe Chaih, xã Đông Sơn, huyện A Lưới bị sạt lở nặng. Chiều 6/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện cùng các phòng, ban chuyên môn và UBND xã Đông Sơn đã kiểm tra thực tế và bàn phương án khắc phục, sửa chữa trong những ngày tới.

Trở lại “điểm nóng” A SoCầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụngKhắc phục sạt lở, nỗ lực thông tuyến đường lên A Lưới

Lãnh đạo huyện A Lưới kiểm tra và chỉ đạo phương án khắc phục sạt lở. Ảnh: UBND huyện A Lưới

Tại thời điểm kiểm tra, phần đất đá hai đầu cầu nối tiếp giữa cầu với đường bị sạt lở nặng xuống khe Chaih, các phương tiện không thể qua lại.

Cầu Khe Chaih thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (dự án LRAMP). Cây cầu kết nối và cũng là nơi người dân 3 xã biên giới gồm Hương Phong, Đông Sơn và Lâm Đớt thường xuyên qua lại. Cầu rộng 3,5m, dài hơn 102m, bằng bê tông cốt thép, dự ứng lực có tuổi thọ 50 năm, được khởi công xây dựng từ tháng 6/2018 và bàn giao, đưa vào sử dụng tháng 6/2019, tổng số vốn hơn 2,3 tỷ đồng.

Dòng chảy dưới suối khe Chaih vào mùa mưa lũ chảy rất siết. Mùa mưa lũ tháng 9 và 10/2020, phần nối giữa 2 đầu cầu và đường dẫn cầu Khe Chaih bị nước lũ cuốn trôi, gây ra tình trạng chia cắt giao thông hoàn toàn. Các hạng mục chân khay, đường đầu cầu đều bị sạt lở, ảnh hưởng đến khả năng khai thác lâu dài của công trình. Phần bê tông ốp dưới chân 2 phía đầu cầu cũng vỡ vụn, nước xói sâu tạo khoảng cách lớn giữa cầu và đường dẫn. Sau đó, phía dự án đã có phương án sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, mưa lớn trong những ngày gần đây khiến phần mố cầu Khe Chaih lại bị sạt lở.

Đại diện UBND huyện A Lưới cho biết, sau khi kiểm tra thực tế, huyện đã có trao đổi với phía dự án LRAMP để tìm phương án khắc phục sửa chữa trong thời gian tới.

Ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: “Trước nguy cơ mất an toàn, nhất là với những người từ các địa phương khác, UBND xã đã huy động lực lượng rào chắn hai đầu cầu, thông báo để người dân và phương tiện đi theo đường khác để đảm bảo an toàn”.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top