ClockThứ Hai, 27/11/2017 18:16

Ngành đường sắt: Chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với mưa lũ hàng năm

TTH.VN - Ông Đặng Văn Thanh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên cho biết: "Nếu có sự cố, đơn vị sẽ đề nghị hỗ trợ vận tải hành khách qua những đoạn đường sắt không thể hoạt động, di chuyển các phương tiện máy móc vào nơi trở ngại. Những việc này luôn nằm trong kịch bản ứng phó với mưa lũ hàng năm”

Bám địa bàn giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũỞ nơi đất lởNguy cơ tiếp tục sạt lở đèo Hải Vân nếu mưa lớn kéo dài

Công nhân ngành đường sắt tham gia ứng cứu vụ sạt lở đường ray đoạn qua đèo Hải Vân trong đợt mưa lũ vừa qua. Ảnh: Đ. Quang

Trong đợt mưa bão ngày 20 và 21/11, xảy ra sạt lở đoạn qua đèo Hải Vân khiến tàu hỏa không thể hoạt động. Điểm sạt lở thuộc sự quản lý của Công ty Quản Lý Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhận được thông tin, Công ty Công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên đã hỗ trợ 40 nhân công trực tiếp đến hiện trường tham gia ứng cứu. Khu vực này vô cùng hiểm trở, một bên sườn núi cheo leo, một bên giáp biển nên công tác khắc phục không thể tiến hành nhanh chóng.

Những đợt sạt lở gây ra cho ngành đường sắt thường khiến công tác khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Tr. Hồng

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên cho biết, đơn vị luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó nếu có sự cố xảy ra. Thường thì từ tháng 4, công ty đã có phương án ứng phó với bão lũ để báo cáo cấp trên. Các tiểu ban (được giao quản lý từ 8-10km đường sắt, luôn túc trực 24/24) dựa trên thông tin dự báo thời tiết, có phương án tăng cường tuần tra, kiểm tra các vị trí xung yếu như cầu cống nơi đường sắt đi qua. “Những đoạn nào có dấu hiệu xuống cấp được chúng tôi cho gia cố, sửa chữa từ trước mùa mưa. Trường hợp đến mùa mưa lũ, nếu xảy ra sự cố đột xuất các tiểu ban sẽ báo cáo ngay lập tức, các lực lượng tham gia ứng cứu sẽ có mặt kịp thời”, ông Thanh nói.

Đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, hệ thống đường sắt qua tỉnh Thừa Thiên Huế với chiều dài hơn 100km cơ bản không gặp sự cố nặng nề nào. Chỉ có một vài điểm ngập nước, sụt lún như đoạn qua Phò Trạch, Văn Xá, Truồi, Thừa Lưu, Lăng Cô... Thế nhưng, nắm được thông báo xả nước từ thượng nguồn nên cán bộ ngành luôn sẵn sàng túc trực, chốt gác để đo vị trí nước, đảm bảo cho hoặc dừng tàu theo quy định của ngành. Những điểm sụt lún cũng được gia cố đá kịp thời. Ngành còn liên tục phối hợp với những đơn vị như chi nhánh khai thác, xí nghiệp vận tải để có phương án khi tình hình xấu xảy ra. “Thường nếu có sự cố, chúng tôi sẽ đề nghị hỗ trợ vận tải hành khách qua những đoạn đường sắt không thể hoạt động, di chuyển các phương tiện máy móc vào nơi trở ngại. Những việc này luôn nằm trong kịch bản ứng phó với mưa lũ hàng năm”, ông Thanh cho biết thêm.

P. Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ

Đó là phương châm xuyên suốt của ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh trong thời gian gần đây về phòng, chống lụt bão. Với phương châm đó, ngành GTVT thường xuyên rà soát, bổ sung phương án qua mỗi trận mưa, cơn bão để gia cố, phòng tránh hợp lý, giữ mạch giao thông thông suốt.

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Return to top