ClockChủ Nhật, 05/02/2012 06:49

Phát triển hình thức nuôi thủy sản xen ghép vùng hạ triều

TTH - Với phương châm ổn định diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha; trong đó, diện tích nuôi nước lợ, mặn 3.800 ha, nước ngọt hơn 2.100 ha. Chuẩn bị cho vụ nuôi mới, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục Phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh (CCNTTS) về những phương hướng và giải pháp.

- Để vụ nuôi năm 2012 mang lại hiệu quả cao, xin ông cho biết CCNTTS có những giải pháp gì?

- Năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha, số lượng giống cần cung ứng là 450 triệu con tôm sú, 600 triệu tôm chân trắng và 50 triệu cá các loại. Để nuôi trồng thủy sản năm 2012 mang lại hiệu quả cao, năm qua ngành thủy sản tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá tra, cá diêu hồng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá rô đầu vuông, cá trê lai. Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông để nhân rộng cho bà con ngư dân. Năm nay, ngành tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi xen ghép đã thành công trên diện tích nuôi tôm hạ triều bị ô nhiễm nặng không thể nuôi tôm được và chuyển đổi đối tượng nuôi nhằm ổn định diện tích cho từng vùng như: nuôi thâm canh tôm sú cao triều, nuôi thâm canh tôm chân trắng trên cát, vùng nuôi xen ghép hạ triều...

Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra về điều kiện an toàn vệ sinh và thú ý thủy sản ở các trại sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, cơ sở nào đảm bảo tiêu chuẩn của ngành quy định thì cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và đủ điều kiện sản xuất tôm giống. Ngoài ra, CCNTTS thường xuyên phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tổ chức kiểm tra bất thường nguồn tôm giống tại chỗ và nguồn tôm giống mua từ các tỉnh khác. Đối với nguồn tôm giống tại chỗ các chủ trại giống phải kiểm dịch tôm giống trước lúc xuất bán; tôm giống ngoại tỉnh, người dân phải có giấy kiểm dịch trước khi thả nuôi. 

- Xin ông cho biết, năm nay CCNTTS làm gì để hỗ trợ người dân hạn chế dịch bệnh xảy ra?

- Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tuyên truyền và phổ biến khung lịch thời vụ đến bà con ngư dân, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của người nuôi bảo vệ lợi ích chung. Nguồn giống trước khi thả nuôi bà con phải đưa đến Chi cục Thú y để kiểm dịch bằng máy PCR. Quá trình nuôi, CCNTTS khuyến cáo các hộ nuôi tuyệt đối không xả nước ở các hồ tôm bị nhiễm bệnh khi chưa xử lý và chưa được sự đồng ý của các cán bộ thuỷ sản. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên cử các kỹ sư đến tận các hồ nuôi lấy các mẫu nước, quan trắc môi trường ở các vùng nuôi; phát hiện trong nước có độc tố, tảo đỏ, phèn chua… CCNTTS báo ngay với chính quyền địa phương và người nuôi không được thả nuôi.  

- Ngành thủy sản có khuyến cáo gì đối với người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh?

- Với quyết tâm không để dịch bệnh ở tôm nuôi lây lan trên diện rộng, CCNTTS sẽ phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện thường xuyên bám sát các hồ nuôi tôm để theo dõi bà con thả giống, nếu hộ nuôi nào mua giống mà không có xuất xứ và không có giấy kiểm dịch PCR thì sẽ cương quyết không cho thả nuôi và xử phạt theo quy định hiện hành. Để vụ nuôi ăn chắc, bà con nên thả nuôi xen ghép tôm và các loại cá kình, dìa... Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc dự báo môi trường nuôi trồng thủy sản. Hàng ngày, CCNTTS quan trắc môi trường thông báo đến bà con ngư dân trên đài VTV Huế và đài truyền thanh của xã, bà con theo dõi để cấp nước vào hồ trong thời gian hợp lý. Trong quá trình nuôi, người dân cần thành lập quỹ hỗ trợ để giúp nhau trong việc đầu tư nuôi và chi phí dập dịch khi dịch bệnh xảy ra.

- Xin cảm ơn ông.

Thanh Thuận (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
Return to top