ClockThứ Tư, 19/07/2023 15:32

Quản lý, giám sát mỏ đất làm vật liệu san lấp

TTH - Ngoài việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, các sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp (VLSL) theo quy định.

Phát huy lợi thế nông nghiệp vùng gò đồi

leftcenterrightdel
Giám sát công tác khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp 

Còn nhiều bất cập

Theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh, phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác. Lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan.

Việc lắp đặt trạm cân và camera vừa giúp cho chủ mỏ giám sát chặt chẽ công tác khai thác, vừa là cơ sở để cơ quan Nhà nước giám sát, kiểm tra chính xác khối lượng khoáng sản khai thác thực tế, vận chuyển ra khỏi khu vực mỏ. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhiều mỏ khai thác khoáng sản đất làm VLSL không thực hiện đầy đủ các quy định trên. Ghi nhận của PV, các mỏ đất chỉ kê khai khối lượng đất thông qua thống kê trọng lượng chuyên chở theo thiết kế kích thước thành thùng hàng phương tiện để thu tiền.

Ông Võ Văn Nguyên - Quản lý đội xe tại mỏ Trốc Voi 3 (Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp 468) nằm ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy cho biết, mỏ Trốc Voi 3 có trữ lượng khoảng hơn 600 nghìn m3, hiện đã khai thác được gần 100 nghìn. Từ khi được cấp mỏ, đơn vị đã đầu tư tuyến đường bê tông nhựa vào mỏ, trạm xịt bảo vệ môi trường, đường dây điện 2km từ Tỉnh lộ 7 vào, lắp camera… nhằm đảm bảo công tác khai thác mỏ đúng quy định. Tuy nhiên, về trạm cân rất khó thực hiện bởi mỏ cấp có thời hạn, nằm xa khu dân cư nên hạ trạm điện rất khó khăn.

Mới đây, Thanh tra Sở TN&MT đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp 468 với số tiền 70 triệu đồng. Nguyên do doanh nghiệp đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại dự án khai thác khoáng sản đất làm VLSL tại khu vực đồi Trốc Voi 3, phường Thủy Phương. Cụ thể, doanh nghiệp này đã thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

Tương tự, đại diện Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1-5 - chủ mỏ khai thác đất làm VLSL tại khu vực Phường Hóp, xã Phong An, huyện Phong Điền cho rằng, thông thường lắp đặt hệ thống camera đi kèm với trạm cân. Hiện camera đường lên về mỏ công ty đã lắp đặt để kiểm tra, theo dõi phương tiện ra vào. Công ty cũng đang triển khai chuyển đường cho xe chạy qua trạm cân lắp ở trang trại công ty, chứ trên khu vực mỏ nguồn điện xa, không có nguồn điện để vận hành trạm cân.

“Đây cũng là bất cập nhưng quy định thì cũng phải làm. Công ty đã làm việc với ngành điện lực, muốn hạ trạm buộc cam kết thời gian sử dụng điện ít nhất 10 năm, không hoạt động coi như không đạt công suất sử dụng điện sẽ bị phạt, trong khi tuổi thọ mỏ đất lại thấp và chi phí đầu tư trạm rất lớn”, đại diện Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1-5 cho biết thêm.

leftcenterrightdel
Xây dựng hệ thống xịt, đảm bảo môi trường trong vận chuyển khoáng sản của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp 468 

Tăng cường công tác quản lý

Mới đây, UBND tỉnh đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua các cấp chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản tại địa phương.

Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp. Quá trình khai thác khoáng sản không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, thực hiện chưa đầy đủ quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Nhiều phương tiện có trọng tải lớn vận chuyển khoáng sản tham gia giao thông ít nhiều gây tác động đến hạ tầng, môi trường; bến bãi tập kết vật liệu trái phép phát sinh sau khi đã giải tỏa… Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, bất cập trên là do một số ngành, cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Theo Sở TN&MT, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, thời gian tới, đơn vị này sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhất là các hành vi không lắp đặt camera giám sát, trạm cân, công tác bảo vệ môi trường.

Các hành vi gian lận, khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế và các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, tổ chức ra quân thực hiện việc xóa bỏ các bến bãi tập kết khoáng sản trái phép trên địa bàn, thực hiện rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định.

Ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - Sở TN&MT thông tin, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thời gian tới, Sở TN&MT sẽ tiến hành rà soát quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường để xây dựng nội dung phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn và tham mưu tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đề xuất bổ sung cục bộ vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và rà soát, lựa chọn các điểm quy hoạch khoáng sản đáp ứng đủ các điều kiện để đưa vào khu vực đấu giá, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu VLXD tại các địa phương, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh.

Không nghiệm thu vật liệu “lậu”

UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình, đặc biệt là công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, xem xét nguồn gốc hợp pháp của VLXD đã sử dụng, kiên quyết không nghiệm thu, thanh, quyết toán công trình đối với trường hợp sử dụng VLXD không có nguồn gốc hợp pháp, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top