ClockThứ Hai, 06/06/2022 16:31
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV:

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư khi thực hiện các dự án giao thông

TTH.VN - Ngày 6/6, Tổ 8 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh: Hà Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế thảo luận về một số đường vành đai của Hà Nội và dự án đường giao thông của các tỉnh phía Nam.

Đưa dầu khí trở thành ngành kinh tế biển quan trọngNgày 3/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số dự án Luật quan trọngGiám sát tốt thị trường chứng khoán, kiểm soát việc thổi giá đất, tạo niềm tin của nhân dânCần những giải pháp để đưa luật đi vào cuộc sốngNgày 31/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số dự án luật quan trọng

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nêu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Theo đó, các đại biểu tại Tổ 8 đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Trong phiên thảo luận, có 9 ĐBQH cho ý kiến, đa số các đại biểu đều tán thành với Báo cáo thẩm tra đối với các dự án đường giao thông của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khẳng định tầm quan trọng của việc tiến hành xây dựng các dự án giao thông trên. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung nhấn mạnh đến các vấn đề về trách nhiệm của nhà thầu trong việc bảo đảm đúng tiến độ thực hiện dự án; công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư cho người dân trong khu vực thực hiện các tuyến đường giao thông cũng như việc cân đối nguồn vốn thi công, đảm bảo thi công dự án hiệu quả...

Cho ý kiến tại buổi thảo luận, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu một lần nữa nhấn mạnh về tầm quan trọng của các dự án đường giao thông, bao gồm đường cao tốc, đường sắt, đường bộ; đồng thời cho rằng, việc quy hoạch, triển khai các dự án đường giao thông cần gắn với quy hoạch của từng địa phương, triển khai xây dựng hạ tầng trước, sau đó mới tính đến phương tiện tham gia giao thông.

Theo Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, hiện nay, bởi thiếu nguồn kinh phí nên tại các dự án đường cao tốc, việc quy hoạch điểm xuống khá xa, từ 40-50km mới có một điểm xuống. Do vậy cần lưu ý đến việc quy hoạch điểm xuống và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương trên tuyến.

Về quy mô, ông Lê Trường Lưu nêu quan điểm, đường cao tốc phải đúng bản chất, bởi hiện nay nhiều đoạn đường cao tốc đi qua một số địa phương miền Trung chỉ có 2 làn xe, điều này gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, trong dự án các đường giao thông, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị lưu ý công trình thiết kế phải gắn với giai đoạn mở rộng để tránh lãng phí, đặc biệt là hệ thống cầu, kè.

Với thời gian triển khai như trong các dự án, ông Lê Trường Lưu nhận định vẫn còn ngắn. “Đa số các dự án thời gian thực hiện đến năm 2025. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng mất tối thiểu 1 năm và phải xây dựng các khu tái định cư. Thời gian còn lại từ 2-3 năm sẽ tạo ra áp lực lớn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Ngoài ra cần lưu ý đến vật liệu xây dựng khi thực hiện các dự án đường giao thông. Khi xây dựng tuyến đường mới, chúng ta cũng cần tính toán đến hiệu quả của các tuyến đường cũ để tránh gây lãng phí”, ông Lê Trường Lưu góp ý.

Ông Lê Hoài Trung, UVTW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh cho ý kiến về các dự án giao thông. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Liên quan đến các dự án đường giao thông, ông Lê Hoài Trung, UVTW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định về sự cần thiết của các dự án, đặc biệt là tuyến đường nối khu vực Tây Nguyên với các địa phương khác sẽ tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Ông Trung cho rằng, đây là những dự án đặc biệt nên cần có cơ chế đặc thù. “Chúng ta cần xây dựng những cơ chế đặc thù như thành lập nhóm ứng chiến đễ hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho địa phương khi gặp khó khăn hay nhóm xây dựng dự án để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện”, ĐBQH Lê Hoài Trung đề xuất.

Kết luận phiên thảo luận, đại biểu Đặng Quốc Khánh - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các ĐBQH đối với một số đường vành đai của Hà Nội và dự án đường giao thông của các tỉnh phía Nam. Tất cả những ý kiến đóng góp, đề xuất của các đại biểu Quốc hội sẽ được tổng hợp trước khi trình Quốc hội xem xét.

Thọ Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top