ClockThứ Ba, 08/03/2022 11:26

Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa

Xét báo cáo của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vụ nạn giao thông đường thủy nội địa ngày 26/2/2022 trên tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dụcHương Thủy: Lan tỏa môi trường giao thông an toàn trong học sinh và cộng đồngCùng cộng đồng giảm thiểu tai nạn giao thôngHọc sinh Hương Thủy thi hiểu biết về an toàn giao thông và môi trườngQuản chặt khai thác cát sạn, đảm bảo ATGT đường thủy mùa du lịchGiao thông đường thủy: Nhiều vi phạm, thiếu an toànAn toàn cho du khách du lịch sông HươngBình yên sông nước

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn triển khai công tác tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm ca nô ở vùng biển Cửa Đại, ngày 27/2/2022. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa nói chung và hoạt động vận tải hành khách từ bờ ra đảo nói riêng, đặc biệt ngăn ngừa không để xảy ra tai nạn giao thông tương tự, tại Công văn số số 1439/VPCP-CN ngày 7/3, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; chỉ đạo các chủ công trình tổ chức quan trắc chuyên dùng trong giao thông vận tải và cung cấp thông tin khí tượng thủy văn theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn và Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn, Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cảng vụ đường thủy nội địa tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa; kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; kiên quyết không cho các phương tiện xuất bến khi phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường hoặc điều kiện thời tiết không bảo đảm; gắn trách nhiệm của cảng vụ nếu xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến phương tiện thủy không bảo đảm an toàn, chở quá số người hoặc điều kiện thời tiết không bảo đảm khi xuất bến.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, Ban tổ chức Lễ hội Xuân tăng cường kiểm tra hoạt động tại các bến khách ngang sông, bến hành khách, đặc biệt là các bến tàu, phương tiện thủy phục vụ du lịch, lễ hội. Đồng thời, Bộ chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện, thuyền viên và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách từ bờ ra đảo trên toàn quốc; xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các bất cập và sai phạm; khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến bảo đảm an toàn về kết cấu hạ tầng, phương tiện, thuyền viên và tổ chức vận tải đối với hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa, đặc biệt là hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện sông, biển trên các tuyến từ bờ ra đảo.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định các cảng, bến phục vụ tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn và hệ thống dự báo khí tượng thủy văn từ trung ương đến địa phương tăng tần suất bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển; tăng cường dự báo và cảnh báo chuyên đề phục vụ hoạt động giao thông vận tải tại các địa phương có hoạt động vận tải hành khách từ bờ ra đảo, hướng dẫn việc sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên phạm vi cả nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng (Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Thanh tra giao thông vận tải) tăng cường thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Trong đó, cần tập trung kiểm tra ngay tại các cảng, bến thủy có tổ chức hoạt động vận tải hành khách, đặc biệt là vận tải hành khách từ bờ ra đảo, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cảng, bến cảng, bến kinh doanh vận tải khách du lịch không phép, để phương tiện không đủ điều kiện khai thác vận tải, không bảo đảm an toàn hoạt động trong phạm vi cảng, bến; không cho xuất bến đối với các phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn như chở quá số người quy định, thiếu thiết bị an toàn, cứu sinh, cứu đắm, không có danh sách hành khách theo quy định; yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện sau thời gian dài không hoạt động do dịch COVID-19 trước khi đưa vào sử dụng.

Các địa phương rà soát toàn bộ các lễ hội liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy; lập và triển khai kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực diễn ra lễ hội có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Các bên liên quan tổ chức khoa học hoạt động đưa đón khách từ khâu bán vé; sắp xếp hành khách lên phương tiện, không để xảy ra tình trạng các phương tiện tự chèo kéo khách, hành khách chen, lấn xô đẩy khi lên, xuống phương tiện; hành khách bắt buộc phải sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cầm tay trong suốt quá trình tham gia giao thông đường thủy nội địa.

Lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, thuyền viên, người tham gia giao thông nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; hướng dẫn kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố bất ngờ hoặc tai nạn giao thông đường thủy.

Các địa phương tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng và thông tin cơ sở (truyền thanh ở thôn, xóm, xã, phường) những quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa, về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy, về chứng chỉ chuyên môn đối với người lái phương tiện, về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông; kịp thời cung cấp thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là những thông tin cảnh báo nguy hiểm và hướng dẫn bảo đảm an toàn cho phương tiện và con người của cơ quan chức năng.

Đồng thời, địa phương công bố số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải, Cảnh sát đường thủy tại các cảng, bến và trên các phương tiện thủy vận tải khách du lịch trên địa bàn để kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân.

Đối với các địa phương có tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo: Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Trung tâm Khí tượng thủy văn trên địa bàn kịp thời cung cấp thông tin dự báo thời tiết, cảnh báo nguy hiểm và hướng dẫn bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện vận tải, tàu cá, phương tiện dân sinh hoạt động trên địa bàn, đặc biệt là các phương tiện vận tải hành khách.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sôi động dịch vụ du lịch biển ở Quảng Điền

Tuy mới vào đầu mùa du lịch biển, nhưng các bãi biển ở huyện Quảng Điền đã được đầu tư hạ tầng bài bản và nhiều nhà đầu tư cũng đã mạnh dạn phát triển dịch vụ sầm uất làm sôi động cả một vùng quê.

Sôi động dịch vụ du lịch biển ở Quảng Điền
Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển

Sáng 13/5, chính quyền địa phương thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cùng với người dân và lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các phương án tìm kiếm cháu bé 6 tuổi đang bị mất tích.

Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển
Cá trích biển khuya

8 giờ tối, chị Trâm cùng những người bạn của mình đã có mặt tại bờ biển xã Giang Hải (Phú Lộc). Tưởng đến sớm, thế nhưng trong ánh đèn pin loang loáng, hàng chục người đã có mặt trước chị để lựa chọn những con cá trích tươi ngon nhất.

Cá trích biển khuya
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top