ClockThứ Bảy, 30/03/2019 12:24

Tạo không gian xanh

TTH - Năm 2019, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế (CVCXH) tập trung chỉnh trang các công viên, điểm xanh và các tuyến đường trung tâm thành phố bằng cách trồng mới, trồng dặm, thay thế hàng ngàn cây xanh và hoa nhằm tạo không gian đặc trưng cho thành phố.

Hoàn thiện không gian văn hóa

Ngoài phượng đỏ, phượng vàng, sắp tới đường Nguyễn Huệ sẽ trồng dặm thêm một số cây cho hoa vào mùa đông, hè

Hiện, tại các tuyến đường trung tâm của TP. Huế như Lê Lợi, Hồ Đắc Di, Hoàng Văn Thụ…, công nhân Trung tâm CVCXH khẩn trương trồng mới hơn 300 cây xanh cho bóng mát và nở hoa vào các mùa, tạo không gian xanh và hướng đến xây dựng Huế - thành phố bốn mùa hoa theo chủ trương của tỉnh.

Với 6 chủng loại cây bao gồm bằng lăng, phượng vàng, long não, sao đen, dầu rái và lim xẹt được trồng tại 7 tuyến đường: Hồ Đắc Di, Lê Lợi, Lê Viết Lượng, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Văn Thụ, Trương Gia Mô và Phan Văn Trường. Để tạo bóng mát, cho hoa và làm phong phú hệ thống cây xanh tại các tuyến đường này, trung tâm tiếp tục trồng dặm và trồng thay thế từ 400 - 500 cây các loại.

Cùng với trồng mới hệ thống cây xanh tại một số tuyến đường trên cơ sở giữ lại các loại cây mang tính đặc trưng riêng, như đường Lê Lợi trồng cây long não, phượng vàng, sau sau; đường Nguyễn Huệ trồng phượng đỏ, phượng vàng; đường Hà Nội chọn nhạc ngựa và bằng lăng; đường Hùng Vương, Lê Duẩn trồng phượng đỏ, phượng vàng; đường Đoàn Thị Điểm trồng cây nhội (muối), phượng vàng; trong đó cây chủ đạo được trồng trên các tuyến phố là bằng lăng và phượng, năm 2019, Trung tâm CVCXH triển khai trồng mới hàng ngàn cây xanh và hoa. Đồng thời, di dời một số loại cây không phù hợp, tăng cường trồng các loại cây xanh cho bóng mát và ra hoa, như cây lát hoa giáng hương, bằng lăng, sa la, tạo nên những tuyến đường đặc trưng của Huế.

Phó Giám đốc Trung tâm CVCXH, ông Đặng Ngọc Quý cho biết: Cùng với việc chỉnh trang cây xanh đường phố, năm 2019, Trung tâm tập trung nguồn lực chỉnh trang các công viên và điểm xanh, nhất là không gian hai bờ sông Hương nhằm thực hiện đề án Huế - thành phố bốn mùa hoa của tỉnh.

Hiện, trên địa bàn TP. Huế có hơn 64 ngàn cây xanh đường phố với hơn 60 chủng loại cây cho hoa vào mùa xuân, hè và tạo bóng mát, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại I. Mỗi năm trồng dặm và thay thế hơn 500 cây tại các tuyến đường, chưa kể các công trình dự án và nhu cầu chỉnh trang đường phố.

Trước mắt sẽ chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương, thiết kế lại các bồn hoa, bổ sung thêm các cây hoa mới và thay thế một số chủng loại hoa; trong đó sẽ bổ sung 3 chủng loại cây. Đó là hoa thời vụ tạo thành những thảm hoa ở công viên; phát triển các cây bụi và cây nhỡ như tử vi, lài Nhật Bản, nhất chi mai, mai tứ thời cho hoa quanh năm. Cây bóng mát sẽ trồng thêm một số loại cho hoa vào mùa đông bên cạnh các cây cũ có hoa đẹp như bằng lăng, ô môi, phượng đỏ, phượng vàng và các loại hoa như hoa gạo, chuông vàng.

Cùng với vườn mai ở đường Lê Duẩn với 150 cây, sắp tới, Trung tâm sẽ quy hoạch và mở rộng vườn mai Huế nhằm tạo thành vệt hoa màu vàng trong lòng thành phố. Đây là loại cây mang đặc trưng riêng của Huế và được nhiều người dân chọn trồng.

Với chủ đề  “Năm chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch, dịch vụ và xây dựng thành phố thông minh”, năm 2019, TP. Huế huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Trung tâm Công viên Cây xanh Huế tham mưu việc chỉnh trang công viên, điểm xanh, không gian xanh, nâng cao chất lượng cây xanh đường phố gắn với nghệ thuật trang trí, đồng thời hoàn thành đề án quy hoạch hệ thống cây xanh; lập dự án quy hoạch và xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị
Return to top