ClockThứ Hai, 09/08/2021 13:45

Tạo nguồn lực cho giao thông kết nối

TTH - TP. Huế đã mở rộng, các khu công nghiệp (KCN) sẽ được mở rộng và nhiều dự án (DA) trọng điểm quốc gia đang được triển khai... là cơ hội để Thừa Thiên Huế tăng tốc phát triển, nếu hệ thống giao thông nội tỉnh được đầu tư xây dựng nhanh và đồng bộ.

Hướng về biểnGần 1.500 tỷ đồng xây dựng đường vành đai 3Cơ hội phát triển từ “bức tranh” giao thông phía namĐột phá về giao thông, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Đường Phú Mỹ - Thuận An đang đẩy nhanh thi công

Cơ hội mới

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan dài gần 140km đã, đang tăng tốc hoàn thành vào đầu năm 2022. DA mở rộng sân đỗ và nhà ga hành khách T2 tại Cảng HKQT Phú Bài do ACV làm chủ đầu tư với kinh phí xây dựng 2.250 tỷ đồng khởi công vào cuối năm 2019, dự kiến đi vào khai thác cuối năm 2021 không chỉ có ý nghĩa về mặt kết nối giao thông mà với tầm vóc của một trong những sân bay lớn nhất cả nước. Mới đây, DA hầm Hải Vân 2 và bến số 2, số 3 cảng Chân Mây đã hoàn thiện... Những DA này hứa hẹn mở ra cơ hội cho hàng loạt lĩnh vực kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển, như công nghiệp, dịch vụ, logistics, du lịch và phát triển đô thị...

Ngoài các DA của Trung ương đang được triển khai, Thừa Thiên Huế đang khai thác các nguồn lực đầu tư các DA giao thông lớn nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, như mở rộng nâng cấp QL49B; tuyến Phong Điền - Điền Lộc; Phú Mỹ - Thuận An; chợ Mai - Tân Mỹ... và nhiều tuyến đường trung tâm khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô (CM-LC); khu Công nghiệp (KCN) Phú Bài, La Sơn, Tứ Hạ, Phong Điền; đường ven đầm Lăng Cô...

Với hàng loạt các DA hạ tầng, cùng KKT, KCN từng bước quy hoạch mở rộng, những năm đến, động lực tăng trưởng của tỉnh sẽ được gia tăng khi các nhà đầu tư đổ vốn để tận dụng lợi thế từ hệ thống hạ tầng.

“Hội đủ tiềm năng vừa có đường thiên lý Bắc - Nam, vừa có đường cao tốc và cảng biển, sân bay sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã nhận định trong chuyến khảo sát thực tế ở KKT CM-LC.

Lượng cần đi đôi với chất

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường tỉnh hiện hữu, như TL7, TL28, TL11B, TL6... và một số tuyến kết nối từ TP. Huế đến các huyện, thị xã. Tuy nhiên theo lãnh đạo Sở GTVT, với những công trình giao thông đối ngoại đã mở ra và các KKT, KCN đã nâng tầm so với thập niên trước đây thì mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2025 trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do đó, hệ thống giao thông nội tỉnh, nhất là các tuyến đường tỉnh cần được nghiên cứu mở mới thêm tuyến, đồng thời tăng quy mô các tuyến đường hiện hữu, là cơ sở để đáp ứng phát triển hạ tầng giao thông toàn tỉnh trong tương lai.

Đường Phong Điền - Điền Lộc kết nối trung tâm huyện Phong Điền với vùng biển

Tại kỳ họp chuyên đề thứ 11 khóa VII, HĐND tỉnh quyết nghị thông qua trong lĩnh vực giao thông có thêm 56 DA dự kiến khởi công (cùng với một số DA chuyển tiếp các năm trước), hoàn thành trong giai đoạn 2021- 2025 với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra thời điểm này là nguồn lực cho mỗi DA, công trình khi vốn đầu tư công ngày càng hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Từ thực tế đó, mới đây UBND tỉnh đã chấp thuận đề xuất của ban, ngành chức năng điều chỉnh một số DA phù hợp để sớm triển khai đúng lộ trình và tiến độ trong giai đoạn 2021-2025 với gần 20 DA. Tuy nhiên trước mắt sẽ thực hiện các DA, như đường ven biển từ Phong Điền đến Phú Lộc dài hơn 127km, vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng; đường Tố Hữu nối dài 10,26 km đến sân bay Phú Bài hơn 751 tỷ đồng; cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương hơn 2.000 tỷ đồng và đường vành đai 3 kết nối từ TX. Hương Trà vào TP. Huế hơn 750 tỷ đồng và nâng cấp mở rộng TL15 (đoạn từ đường tránh Huế đến giáp ranh KCN Phú Bài, giai đoạn IV) hơn 100 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng TL16 nối Tứ Hạ - Bình Điền; TL12B Kim Long - Linh Mụ; TL1 Trường Chinh - Thủy Thanh; đường Mỹ An - Thuận An; đườngThuận Hóa nối dài và các cầu cống... Đây là những DA được ưu tiên, kết nối liên vùng cùng với mạng lưới giao thông đối ngoại phù hợp yêu cầu phát triển ở địa phương.

Để thực hiện đúng như kế hoạch phải có sự phối hợp nhiều ban ngành, chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng DA có chất lượng, nhằm tạo cơ hội cho Thừa Thiên Huế tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

TIN MỚI

Return to top