ClockThứ Bảy, 17/04/2021 07:14

Thí điểm sử dụng vỉa hè kinh doanh: Giải quyết vấn nạn lấn, chiếm

TTH - TP. Huế hiện có hơn 1.700 hộ dân thường xuyên sử dụng vỉa hè để kinh doanh, ảnh hưởng đến trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT- ATGT). Đề án nghiên cứu, thí điểm việc sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh nhằm từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp ổn định cuộc sống.

Sẽ thí điểm việc sử dụng vỉa hè kinh doanh tại các phường ở TP. HuếVỉa hè ở phố Tây: Cần hài hòa cho người đi bộ và kinh doanhNên chỉnh trang cây xanh đoạn vỉa hè đường Ngô Quyền

Nhiều hộ kinh doanh tận dụng vỉa hè để kinh doanh, trưng dụng hàng hóa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và an toàn giao thông

Kinh doanh có đăng ký

Vỉa hè đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Ninh là khu vực thường xuyên có nhiều người tụ tập kinh doanh mua bán, ảnh hưởng đến TTĐT - ATGT.

Đây là tuyến đường có lưu lượng lưu thông đông do nằm ở khu vực gần Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Quốc tế và các trường học. Dù các ban ngành chức năng, UBND phường thường xuyên ra quân kiểm tra, chấn chỉnh và yêu cầu ngừng kinh doanh, song tình trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè và mất trật tự vẫn tiếp diễn.

Chị Nguyễn Thị Hoa, kinh doanh giải khát ở vỉa hè đường Ngô Quyền cho rằng, lâu nay, các hộ kinh doanh tạm bợ trên vỉa hè. Nếu thành phố tạo điều kiện cho thuê vỉa hè để kinh doanh, chúng tôi rất hoan nghênh và chấp hành các quy định của Nhà nước.

Là địa bàn trung tâm thành phố tập trung nhiều điểm nóng về TTĐT-ATGT, đặc biệt tình trạng buôn bán rong bạ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, thời gian qua, UBND phường Phú Hội đã tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nên có nhiều chuyển biến trong công tác giải quyết TTĐT. Vỉa hè đường Nguyễn Văn Huyên, trước đây là địa điểm kinh doanh buôn bán sôi động, nay đã chấm dứt.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo phường, tình trạng tái chiếm dụng vỉa hè khi không có lực lượng TTĐT tuần trực vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng đến TTĐT trên địa bàn. Nghiên cứu phương án khai thác sử dụng vỉa hè đường Nguyễn Văn Huyên vào mục đích kinh doanh để tổ chức, sắp xếp các hộ kinh doanh rong bạ vào khu vực phù hợp, đảm bảo TTĐT-ATGT đang được phường triển khai và đưa vào thực hiện.

Thí điểm tại 4 phường

Thời gian qua, TP. Huế chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND các phường thường quyên ra quân lập lại TTĐT- ATGT, xử phạt các trường hợp vi phạm nhằm thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, việc kinh doanh không cố định, buôn bán tự phát tại một số tuyến đường trung tâm thành phố ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tình hình trật tự ATGT.

UBND TP. Huế chỉ đạo các phòng ban, địa phương liên quan nghiên cứu, thí điểm việc sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh tại 5 phường nhằm từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh rong bạ; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp ổn định cuộc sống. Sau khi thẩm định các phương án, phường Vỹ Dạ không hội đủ điều kiện theo quy định nên thành phố lựa chọn 4 phường, gồm Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Hội và Phú Hòa.

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế Đồng Sĩ Toàn thông tin, qua khảo sát, UBND TP. Huế đề xuất các vị trí tổ chức thí điểm sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh, gồm: vỉa hè đường Ngô Quyền, đoạn từ đường Nguyễn Huy Tự đến cổng số 4 (Bệnh viện Trung ương Huế) và vỉa hè đường Trần Cao Vân (Vĩnh Ninh), đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến đường Hà Nội (phía công viên Kim Đồng); vỉa hè đoạn kiệt Lê Hồng Phong (Phú Nhuận), đoạn bên cạnh Bảo hiểm Xã hội tỉnh nối dài đến gần nhà xe Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế; vỉa hè tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Phú Hội); vỉa hè Kiệt 149 Trần Hưng Đạo (Phú Hòa).

Thời gian thực hiện thí điểm sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh là 6 tháng, sau đó sẽ tổ chức sơ kết để nhân rộng mô hình trên địa bàn các phường khác. Các phường được chọn thực hiện việc thí điểm cho người dân sử dụng vỉa hè kinh doanh, với những mặt hàng phù hợp và khung thời gian tùy đặc điểm mỗi phường, trong đó các hộ dân được sử dụng vỉa hè kinh doanh đóng phí theo quy định. Dự kiến, đề án sẽ triển khai vào đầu tháng 5/2021.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, việc sử dụng vỉa hè phải bảo đảm TTĐT- ATGT, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Các địa phương được lựa chọn tổ chức thí điểm phải tổ chức, sắp xếp hoạt động kinh doanh để hình thành khu vực kinh doanh theo hướng văn minh thương mại, đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời chấm dứt tình trạng kinh doanh hàng rong bạ tại các điểm thường xuyên vi phạm lấn chiếm vỉa hè và không phát sinh thêm các hộ kinh doanh nơi dự kiến đến.  

Sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện do các địa phương đề ra, trong đó hộ kinh doanh phải tuân thủ mốc thời gian được phép sử dụng vỉa hè, quy định quản lý hoạt động kinh doanh; quản lý về mặt kiến trúc, cảnh quan; về giao thông, trật tự đô thị; vệ sinh môi trường; nghĩa vụ của các cá nhân sử dụng vỉa hè để kinh doanh…

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top