ClockThứ Ba, 28/03/2023 13:12

Tổng mức đầu tư Dự án đường Phú Mỹ - Thuận An tăng thêm gần 27 tỷ đồng

TTH.VN - Dự án đường Phú Mỹ - Thuận An (DA) được phê duyệt năm 2017, tổng mức đầu tư là 344,985 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong vòng 5 năm. Song, đến nay, qua quá trình triển khai thực hiện thì tổng mức đầu tư của DA đã vượt so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường Phú Mỹ - Thuận AnDự án đường Phú Mỹ-Thuận An: "Nghẽn" vì vướng 4 hộ dânDự án đường Phú Mỹ - Thuận An: Nỗ lực hoàn thành vào cuối năm 2022

DA đường Phú Mỹ - Thuận An (huyện Phú Vang) được HĐND tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư tại Văn bản số 213/HĐND-TH ngày 30/10/2015 và điều chỉnh chủ trương tại Văn bản số 86/HĐND-THKT ngày 10/6/2019; UBND tỉnh phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2356/QĐUBND ngày 11/10/2017 và Quyết định số 2110/QĐ-UBND ngày 30/8/2019.

Tuyến có điểm đầu giao Tỉnh lộ 10A tại Km19+500 (cuối đường Thủy Dương – Thuận An đã thi công xong), điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 49A tại Km5+00. Tổng chiều dài tuyến 4.178,94m.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu thuộc chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

DA được chia thành 3 gói thầu xây lắp và được khởi công vào tháng 9/2018. Lũy kế vốn bố trí đến nay là 343,444 tỷ đồng, trong đó, năm 2023 là 5,114 tỷ đồng.

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 10 của HĐND tỉnh sáng 28/3, tại tờ trình của UBND tỉnh cho biết, đến nay qua quá trình triển khai thực hiện thì tổng mức đầu tư của DA đã vượt so với tổng mức đầu tư được phê duyệt, từ 344,985 tỷ đồng thành 371,85 tỷ đồng (tăng 26,865 tỷ đồng).

Tờ trình UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư DA từ 344,985 tỷ đồng thành 371,85 tỷ đồng (tăng 26,865 tỷ đồng).

Thẩm tra tờ trình UBND tỉnh, Ban Kinh tế – Ngân sách của HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh, đồng thời nhận thấy, nguyên nhân điều chỉnh chủ yếu do DA được thực hiện trong thời gian dài nên có sự biến động về giá nhân công, vật liệu, ca máy; điều chỉnh tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng do áp dụng chính sách mới về đơn giá đền bù và dự phòng bổ sung hạng mục trồng cây xanh trên dải phân cách. Ngoài ra, điều chỉnh giảm chi phí khác, chi phí dự phòng do áp dụng quy định mới về quản lý chi phí đầu tư.

Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn ưu tiên bố trí đủ để thực hiện, đồng thời, theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công, đảm bảo DA được đưa vào sử dụng trong năm 2023.

HĐND tỉnh đã biểu quyết, thông qua nội dung này với tỉ lệ thống nhất cao.

leftcenterrightdel
 DA xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận (đoạn còn lại tiếp giáp với đoạn kè đã đầu tư) sẽ giúp người dân vơi bớt âu lo trong mùa mưa bão

* Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh cũng thông qua chủ trương đầu tư DA xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận (đoạn còn lại tiếp giáp với đoạn kè đã đầu tư), huyện Phú Vang.

Đánh giá về tính cấp bách của DA, Ban Kinh tế – Ngân sách cho biết, trong những năm qua, tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển tại khu vực này diễn ra nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các hộ dân xung quanh. Do vậy, Ban thống nhất cao với tờ trình của UBND tỉnh.

Mục tiêu đầu tư xây dựng đó là khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022; ngăn chặn sự xói lở, xâm thực bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận; bảo vệ trực tiếp khu dân cư tập trung các xã ven biển, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ ven biển,… đảm bảo giữ vững nguồn sinh kế giúp người dân yên tâm sinh sống và sản xuất; đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển; từng bước phục hồi đường bờ biển vốn có, hình thành bãi biển ổn định tại khu vực xã Phú Thuận.

DA sẽ xây dựng tuyến kè xung yếu nối tiếp tuyến kè đã đầu tư về phía Bắc kè Phú Thuận có chiều dài khoảng 1.000m với tổng mức đầu tư của dự kiến 88 tỷ đồng, từ nguồn vốn từ Kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022 từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022 và ngân sách tỉnh.

Cũng liên quan các dự án đầu tư công, HĐND tỉnh cũng đã thông qua DA chỉnh trang, mở rộng nút giao Trần Phú – Đặng Huy Trứ – Đoàn Hữu Trưng tại kỳ họp này.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón “đại bàng về làm tổ”

Khái niệm “đại bàng” để chỉ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới và được nói nhiều nhất trong những năm gần đây, khi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi sản xuất, cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy. Tình thế dẫn đến sự luân chuyển dòng vốn để tránh rủi ro và nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã “dọn tổ đón đại bàng”. Chúng ta cũng thường được nghe nhiều về hình ảnh đại bàng tung cánh và biểu tượng đại bàng trong nhiều nền văn hóa đại diện cho sức mạnh, sự can đảm và tầm nhìn xa, trông rộng. Không có gì lạ, nếu như ở rừng sư tử được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, ở biển có cá mập thì bầu trời chính là nơi đại bàng làm chủ.

Đón “đại bàng về làm tổ”
Để “con rồng” khu công nghiệp thức giấc

Ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, các khu kinh tế, công nghiệp (KKTCN) đang thu hút một lượng lớn doanh nghiệp FDI vào đầu tư, giúp khơi thông và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đó là lý do trong thời gian gần đây, Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư vào các KKTCN.

Để “con rồng” khu công nghiệp thức giấc
Return to top