ClockThứ Bảy, 25/04/2015 07:18

Ứng xử tương xứng với dòng sông di sản

TTH - Hôm qua (24/4), hội thảo khoa học “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương-Nhiệm vụ và giải pháp” đã thu gặt được nhiều ý kiến, tham luận bổ ích của các chuyên gia đến từ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam. Đa số các ý kiến, tham luận thống nhất quan điểm giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp nguyên có của sông Hương.

Trao đổi bên ngoài hội thảo

Đô thị di sản, sinh thái, phong cảnh

Chuyên gia hàng đầu về kiến trúc, quy hoạch đô thị, GS.TS, KTS Hoàng Đạo Kính mở đầu tham luận tại hội thảo: “Huế là đô thị di sản, sinh thái, lịch sử duy nhất ở Việt Nam”.

“Đây là khái niệm mà 15 năm qua, tôi đã mạnh dạn đưa ra và bảo vệ như chính tình yêu của tôi dành cho Huế. Hà Nội, Hội An hay Đà Lạt đều có di sản trong đô thị nhưng tôi không gọi đó là đô thị di sản bởi thiếu tính tổng thể, kết nối qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử như Huế. Và sông Hương chính là linh hồn, là những gì tinh túy nhất của Huế, là yếu tố làm nên những giá trị khác biệt giữa Huế với các đô thị khác. Vì lẽ đó, cần phải ứng xử tương xứng với vị trí đặc biệt và vẻ đẹp quý giá đó”.

Theo KTS Hoàng Đạo Kính, đô thị Huế có sự chuyển hóa mềm không gian từ kiến trúc Kinh thành qua sông Hương rồi sang phía Nam TP Huế. Đó là là sự chuyển tiếp mềm mại, không tương phản, thách đố, co giật, không có những trục tương phản nhức nhối như các đô thị khác.

“Sự chuyển hóa mềm khác mà Huế hiện đang sở hữu là nếp sống, văn hóa, tâm linh. Những yếu tố riêng có này đã tạo nên đô thị di sản Huế, dù giàu lên nhiều, phát triển đến vùng sâu vùng xa, nhưng cái để Huế cạnh tranh luôn thắng lợi đó là điểm tựa văn hóa lịch sử là đô thị di sản”, KTS nhấn mạnh.

“Ông cha ta đã xây dựng văn hóa theo cảm thức lịch sử, ứng xử nhún nhường với thiên nhiên, đô thị hóa mà không chà đạp, triệt phá thiên nhiên, sống bền với thiên nhiên, vì thế, Huế mới là TP văn hóa, đô thị di sản đi trước mọi đô thị. Chúng ta không phải vươn tới mô hình sinh thái thiên nhiên, mà Huế đã sẵn có. Do đó, phải ứng xử như thế nào để phù hợp là vấn đền cần bàn”, KTS Hoàng Đạo Kính kết thúc bài tham luận.

Cùng quan điểm, KTS Hồ Viết Vinh, Trường đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, một người con của Huế hiện đang công tác tại Trường đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải nghiên cứu sông Hương trên tổng thể thống nhất từ đầu đến cuối nguồn sông Hương, không tách rời từng đoạn cụ thể, để xét các mối tương quan cụ thể, nếu không sẽ biến sông Hương thành đại lộ kinh tế. KTS Vinh cho rằng, bề rộng mỗi bên sông Hương trung bình cách 100m là chưa tương xứng, cần nới rộng thêm để nhìn sông Hương bao quát hơn.

Thế nên, KTS Hồ Viết Vinh khuyến cáo, Tổ chức KOICA cần nghiên cứu yếu tố môi trường trước khi nghiên cứu các vấn đề khác. Theo nghiên cứu của KTS, tổng thể cảnh quan Kinh thành Huế còn giữ vẻ đẹp cân xứng giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên, tỷ lệ cây xanh bao phủ. Cấu trúc không gian trống với công trình hiện hữu khá phù hợp. Cần giới hạn lại để tránh sự ảnh hưởng của công trình với không gian sông Hương. Nếu cần hiện đại thì phát triển về phía Khu đô thị mới An Vân Dương, để tránh làm đậm thêm, chật chội thêm cấu trúc đô thị. KTS Hồ Viết Vinh còn khẳng định, bên cạnh là đô thị di sản, Huế cũng cần xây dựng theo hướng là đô thị phong cảnh.

Gìn giữ môi trường

PGS.TS Lê Văn Thăng, Viện Tài nguyên và Môi trường-Đại học Huế, cho rằng dù phát triển thế nào cũng cần phải gìn giữ môi trường cho sông Hương. PGS.TS Thăng đã chỉ ra những nguy cơ gây ô nhiễm dòng Hương từ những chỉ số cụ thể.

Bảo vệ nghiêm ngặt môi trường cho sông Hương- yêu cầu bức thiết, lâu dài_ Ảnh: DT

Điều này cũng đã được nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An trong tham luận trước đó đã trình bày. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, để giữ nguyên dòng chảy cho sông Hương và không tạo ra những con sông chết, cần thiết phải tháo dỡ 3 con đập đang ngăn dòng chảy gồm: Đập Đá, La Ỷ và Phủ Cam. Thế nhưng, với đề xuất này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, chủ trì hội thảo cho rằng, nếu thế sẽ cần số tiền không hề nhỏ, phải là ngàn tỷ đồng, nên trước mắt vẫn giữ nguyên như cũ, khi chức năng ngăn lũ tiểu mãn của các đập này vẫn còn phát huy tác dụng.

Khi nêu ý tưởng cho đôi bờ sông Hương, bà Lã Thị Kim Ngân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc cho rằng, sông Hương hiện thiếu ánh sáng và chưa an toàn. Ngay trước ngày hội thảo diễn ra, bà đã có một đêm trải nghiệm ở Huế, song dù rất muốn nhưng bà không thể đi bộ một mình dọc bờ sông Hương do thiếu đèn điện chiếu sáng và chưa có cảm giác an toàn. Vì thế, cần thiết phải xây dựng phố đi bộ, đi xe đạp sạch đẹp, đèn điện chiếu sáng nhiều hơn. “Điều này Hàn Quốc đã làm rất thành công. Tuyến đi bộ và xe đạp sẽ thu hút được du khách”, bà Ngân nói.

Gần như 100% các tham luận được các chuyên gia, nhà nghiên cứu, KTS... trình bày đều đi kèm với hình ảnh minh họa khá sinh động, trong đó có ảnh của các TP khác trong nước và trên thế giới để có sự so sánh đối chiếu. Có nhiều hình ảnh như Đài chiến sỹ Trận vong ở trước Trường THPT Quốc Học vừa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An chụp cách đây mấy hôm. Với những người ở xa như KTS Hồ Viết Vinh, Lã Thị Kim Ngân, các hình ảnh minh họa được chụp ở hầu hết những công trình kiến trúc, địa danh, thắng cảnh Huế... Điều đó cho thấy, đã có sự nghiên cứu, đầu tư, tìm hiểu kỹ về cảnh quan, con người và thiên nhiên xứ Huế từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia.

Chủ trì hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định, các ý kiến, kinh nghiệm, tham luận, hiến kế đã được trình bày sẽ là nền tảng tốt để Huế thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương.

Bài, ảnh: Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm
Return to top