ClockThứ Năm, 01/06/2023 07:00

Xài không hết vốn

TTH - Chuyện không còn lạ và không riêng ở Thừa Thiên Huế là gần đây hầu như năm nào cũng không xài hết vốn đầu tư. Bạn tôi công tác ở Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông (BQL DAĐTXDCTGT) tỉnh cho rằng, hàng năm Ban này được tỉnh giao làm chủ đầu tư khá nhiều công trình, DA giao thông trên địa bàn tỉnh.

Nguy cơ chậm tiến độ vì vướng mặt bằngMặt bằng cho đường cứu hộ - cứu nạn Phong Điền - Điền LộcHành lang lộ giới Tỉnh lộ 9 bị lấn chiếm

leftcenterrightdel
  Nhiều tuyến đường TP. Huế thi công dang dở do năng lực nhà thầu kém

Điển hình năm 2023, BQL DAĐTXDCTGT tỉnh quản lý 17 DA; trong đó có 11 DA đang thực hiện và 6 DA đang chuẩn bị thực hiện. Song câu chuyện xài hết vốn đầu tư được phân bổ là bài toán cực kỳ nan giải. Đơn cử như, DA đường Phong Điền - Điền Lộc năm nay được bố trí hơn 97 tỷ đồng, nhưng đến nay đã gần 5 tháng mới giải ngân được hơn 2,5 tỷ đồng, đạt 2,88%; DA đường tây phá Tam Giang năm 2023 được bố trí vốn gần 6 tỷ đồng, đến thời điểm này mới giải ngân được hơn 1,6 tỷ đồng, đạt hơn 27%...

Không riêng các công trình, DA trong lĩnh vực giao thông mà nhiều lĩnh vực khác hàng năm cũng gặp khó trong việc xài hết vốn đầu tư công. Cái khó ở đây theo lý giải của cơ quan quản lý vẫn là chuyện dự báo, lập, xây dựng kế hoạch vốn chưa sát thực tế và khả năng giải ngân. Việc chuẩn bị DA hạn chế, chất lượng hồ sơ chưa tốt, phải điều chỉnh nhiều lần, thẩm định tư vấn chậm... và vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB)... là điều được nhắc nhiều lần trong các báo cáo giải ngân của ban, ngành liên quan nhiều năm qua. Đáng buồn, trong cái khó nói trên có những DA kéo dài năm này qua năm khác, thậm chí chưa biết khi nào dừng.

Chính quyền, cơ quan quản lý đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo giải ngân, kèm theo các giải pháp, chế tài người đứng đầu chịu trách nhiệm, nhưng chưa có năm nào có thể giải ngân hết vốn đầu tư, dù không phải lần đầu tiên các chủ đầu tư thực hiện DA.

Cam kết của các chủ đầu tư, cơ quan quản lý chỉ là lý thuyết. Không thể không đặt câu hỏi tại cơ chế, chính sách hay năng lực chủ đầu tư, nhà thầu. Chưa có con số chính thức, nhưng ngoài số lượng DA, kế hoạch vốn ngân sách địa phương được quyền kéo dài thì lượng vốn từ ngân sách Trung ương không giải ngân hết lại bị thu hồi, đồng nghĩa "mất vốn".

Có thể thấy ngoài yếu tố bất lợi thời tiết, dịch bệnh, thiếu hụt nguồn nhân lực thì việc giải ngân nhiều hay ít đều phụ thuộc vào các chủ đầu tư và cơ quan quản lý (kế hoạch phân bổ sớm, các ban quản lý chủ đầu tư chuyên nghiệp, GPMB hay quyết định tự điều chuyển, đề xuất cắt giảm để đạt tiến độ giải ngân...). Nhưng tại sao tỷ lệ giải ngân không đạt kế hoạch vẫn chưa được khắc phục.

Không ai mong chuyện quy trách nhiệm cá nhân vì giải ngân thấp, để mất vốn, mà quan trọng hơn là yêu cầu ý thức công bộc, ý thức rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan trong việc xử lý vốn đầu tư hiệu quả, để không còn biện bạch các lý do không thể giải ngân, tạo hiệu ứng đầu tư cho việc xây dựng dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Không phải năm nào, hội nghị nào cũng phải đưa ra phân tích, mổ xẻ về chuyện không đạt kế hoạch giải ngân và trình đề nghị xin được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân. Điều này sẽ làm mất lòng tin của người dân về năng lực điều hành kinh tế của chính quyền và cơ quan quản lý.

Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, có hiệu lực từ đầu năm 2020 là cơ hội cho tiến trình giải ngân không còn gặp ách tắc. Theo luật này, nguồn vốn đầu tư sẽ được kiểm soát, bố trí sát năng lực thực hiện DA. Những DA chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả sẽ bị loại bỏ. Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng công trình yếu sẽ chấm dứt... Nếu làm được như vậy thì chẳng có lý do gì việc giải ngân vốn "làm khó" DA đầu tư công.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn giao thông cho các trường học ven quốc lộ

Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có rất nhiều trường học nằm ven đường quốc lộ (QL) mà hàng ngày lưu lượng phương tiện qua lại khá đông. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh các trường này, nhất là vào thời điểm tan tầm được đặt lên hàng đầu của các ban, ngành chức năng.

An toàn giao thông cho các trường học ven quốc lộ
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực
Mặt bằng cho dự án trọng điểm

Nhiều công trình trọng điểm đang triển khai, nhưng thiếu mặt bằng để thi công dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ. Chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đang triển khai nhiều giải pháp để sớm có mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Mặt bằng cho dự án trọng điểm
Giảm nghèo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025, do vậy lãnh đạo tỉnh đặc biệt chú trọng công tác này tại huyện vùng cao A Lưới. Bởi, địa phương này vẫn nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước.

Giảm nghèo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

TIN MỚI

Return to top