ClockThứ Bảy, 07/05/2022 14:36

Xây dựng Cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng trở thành biểu trưng của Huế

TTH.VN - Tại buổi họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án Cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng (Dự án) được tổ chức ngày 7/5 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, nhiều ý kiến của các sở, ngành, địa phương đã tham gia góp ý về kiến trúc, kết cấu, cảnh quan…

Lấy ý kiến cộng đồng về phương án thiết kế kiến trúc công trình Cầu vượt sông HươngThi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu vượt sông HươngKiến trúc công trình cầu vượt sông Hương: Phương án Nón Huế được trao giải nhất

Phối cảnh vào ban đêm của cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng . Ảnh: Sở GTVT

Dự án này nằm trong hệ thống đường Vành đai 3. Khi hoàn thành sẽ kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông tỉnh, như đường Tự Đức-Quốc lộ 1A; đường Thủy Dương-Thuận An, Quốc lộ 49A và thuận tiện với các tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn, La Sơn-Túy Loa, kết nối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Tại buổi họp, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư đã báo cáo cụ thể về phương án kiến trúc cầu đã thi tuyển và đạt giải, phương án thiết kế cầu và nút giao,... Theo đó, đơn vị tư vấn đề cao các yếu tố như, kiến trúc và mỹ quan, giải pháp kỹ thuật phù hợp và dễ thi công xây dựng, hài hoà với cảnh quan xung quanh. Màu vàng cũng được chọn là màu sắc chủ đạo cho công trình, được áp dụng bằng chiếu sáng mỹ thuật. Vòm, cáp treo và dầm cầu được chiếu sáng mỹ thuật, tạo hình cầu long lanh vào ban đêm…

Sau khi đơn vị tư vấn trình bày tổng quan dự án, đại diện Sở Giao thông Vận tải cho rằng, đây là công trình mang tính biểu trưng của thành phố, ngoài yếu tố kinh tế còn có yếu tố thẩm mỹ, nên cần tính toán cụ thể hơn về các phương án kiến trúc. Ngoài ra, quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân. Việc  xem xét đến giải pháp hỗ trợ cho người dân cần được lưu tâm, đặc biệt là những hộ nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng nhưng bị ảnh hưởng.

Cùng chung quan điểm, ý kiến của các sở ngành, địa phương tập trung phân tích sự hài hòa giữa yếu tố kinh tế và kiến trúc, đồng thời đề xuất những giải pháp chiếu sáng nổi bật vào ban đêm cho công trình, điều chỉnh phù hợp với tần suất lũ 1% của sông Hương, xây dựng lối đi cho người khuyết tật…

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, ngoài các vai trò quan trọng khác, công trình sau khi được hoàn thành sẽ giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông trong nội đô TP. Huế trong 5 năm đến. Đề nghị các đơn vị liên quan tập trung sớm hoàn thành công tác thiết kế và công tác thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi; công tác phê duyệt dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác phê duyệt chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp... , đảm bảo các thủ tục để công trình được khởi công vào tháng 9/2022.

Ngoài yếu tố kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan, mỹ thuật các nút giao thông hai đầu cầu cũng như hệ thống chiếu sáng về đêm, quá trình triển khai phương án thiết kế, thi công dự án Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu phải tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đặc biệt phải đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân sống xung quanh. “Các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần có sự phối hợp nhịp nhàng, triển khai các công việc quan trọng theo kế hoạch đã đề ra. Phạm vi giải phóng mặt bằng, đền bù phải chi tiết, đưa vào kế hoạch ngay từ đầu. Quá trình triển khai dự án cũng cần chú ý giải pháp thoát nước không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân”, ông Phương nhấn mạnh.

Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu nhất trí thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương. Dự án gồm 2 hạng mục chính gồm Cầu vượt sông Hương với chiều dài khoảng 380m, chiều rộng 43m và đường Nguyễn Hoàng, có chiều dài tuyến khoảng 1,08km, loại đường liên khu vực với vận tốc thiết kế 60km/h.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.050.492 triệu đồng.

Với dự án Cầu vượt sông Hương, UBND tỉnh đã 3 lần tổ chức thi thiết kế kiến trúc công trình. Từ ngày 19 - 27/12/2019, tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng trên Internet để bình chọn phương án thiết kế tối ưu nhất.

Lê Thọ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top