ClockThứ Ba, 23/07/2024 05:54

Xây dựng thương hiệu cho chè xanh Thủy Bằng

TTH - Chè xanh Thủy Bằng, TP. Huế vốn rất nổi tiếng với diện tích trồng chè lớn với khoảng 35ha đất gò đồi trồng chè, là sản phẩm chè sạch, khi uống đậm vị, luôn được người dùng đón nhận... Nay, sản phẩm chè xanh của Thủy Bằng được biết đến nhiều hơn, khi nhiều hộ trồng chè đã liên kết, xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm của mình.

Hiệu quả từ cây thanh trà

 Chè xanh Thủy Bằng được xây dựng thương hiệu

“17 hộ trồng chè đạt tiêu chuẩn VietGAP đã cùng Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thủy Bằng (gọi tắt là HTX) liên kết để xây dựng tạo nên thương hiệu cho chè xanh Thủy Bằng. Nếu trước đây người dân chủ yếu chỉ bán chè ở các chợ truyền thống, thương lái tới vườn cắt..., thì nay HTX đã thu mua chè để chế biến thành các thành phẩm khô và tươi, sau đó đóng gói và bán ở các trang mạng xã hội... Sản phẩm đến tay người tiêu dùng là từng lá chè được vệ sinh đóng gói đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thay vì bán chè bó, chè cành như trước đây, nay những lá chè được đóng gói và hút chân không trong bao bì có tem mác đàng hoàng”, ông Nguyễn Hùng, Chủ nhiệm HTX cho biết.

Với diện tích 5 sào chè có tuổi đời hàng chục năm, ông Nguyễn Ngọc Tám thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu. Sau khi thu hoạch, chè cành được đem bán cho HTX. “Chè là loại cây có sức kháng sâu bệnh rất tốt. Vì vậy, suốt mấy chục năm trồng chè chúng tôi chưa bao giờ sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Nếu khí hậu thuận hòa thì lá chè sẽ rất bóng, đẹp. Còn lứa chè nào gặp sương muối thì lá hơi rằn rì một chút, nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Từ khi tham gia liên kết được đầu ra, giá thành sản phẩm luôn đảm bảo, những người trồng chè như chúng tôi phấn khởi lắm. Vui hơn là sản phẩm chè xanh Thủy Bằng được đi xa hơn, nhiều người biết đến hơn”.

Để phát triển sản phẩm chè xanh, HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thủy Bằng đã liên kết với các hộ dân thu mua, sơ chế đóng gói, xây dựng thương hiệu sản phẩm chè xanh - đặc sản vùng đất Thủy Bằng trở thành sản phẩm chủ lực, giới thiệu được văn hóa, đặc trưng của vùng đất Thủy Bằng - TP. Huế đến với khách hàng gần xa.

Khi sản phẩm chè được đưa đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm hoàn thiện thì sẽ có thêm nhiều công đoạn trung gian như nhặt lá chè, làm ráo, đóng gói... Những công đoạn này cũng  tạo thêm việc làm ổn định cho các thành viên và bà con trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nhờ đảm bảo chất lượng cho từng lá chè khi đưa ra thị trường, năm 2024 diện tích sản xuất chè của HTX đã được chứng nhận VietGAP. Nhà xưởng và các khâu khác trong quá trình đóng gói chè xanh của HTX cũng đã được cấp chứng nhận ATVSTP.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, thành viên tổ liên kết cho biết: Sau khi thu hái chè vào sáng sớm, khi trời còn mờ sương, từ những cành chè đó sẽ ngắt chọn những lá xanh còn nguyên vẹn, rửa sạch và làm ráo sau đó mới đóng gói, hút chân không hoặc phơi khô. Sản phẩm chè xanh tươi được đóng gói gọn gàng, hút chân không không những bảo quản được lâu, mà có thể gửi đi ngoại tỉnh và nếu bảo quản ở nhiệt độ mát thích hợp thì thời gian sử dụng lên đến 25 ngày.

“Từ khi tạo được thương hiệu cho sản phẩm, chè xanh được đóng gói đúng quy trình chúng tôi nhận được rất nhiều đơn hàng lớn, cũng như sự phản hồi tích cực từ khách hàng ở xa. Đây cũng là những dấu hiệu tốt để thương hiệu chè xanh Thủy Bằng được khẳng định và đi xa hơn. Hiện, HTX đã làm hồ sơ để thương hiệu chè xanh Thủy Bằng được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP. Thời gian tới, ngoài các kênh bán hàng truyền thống, chúng tôi sẽ đưa thương hiệu chè xanh Thủy Bằng lên các sàn thương mại điện tử”, ông Nguyễn Hùng, Chủ nhiệm HTX cho biết.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top