ClockThứ Năm, 17/12/2020 09:25

Xúc tiến xuất khẩu: Một số ngành hàng có thế mạnh bị lãng quên?

Nhiều vấn đề đặt ra khi tổ chức xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu bền vững, trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giữ vững mục tiêu 41 tỷ USDThúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản về đích 41 tỷ USDHỗ trợ DN tuân thủ quy định trong xuất khẩu thủy sảnHàng xuất khẩu Việt Nam chiếm 2% thị phần châu ÂuSắp xuất khẩu nhiều nông sản sang EU

Tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” diễn ra ngày 16/12 tại Hà Nội, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) đánh giá cao tiềm năng xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản, đặc biệt là rau, gia vị của Việt Nam mà lâu nay vẫn bị lãng quên.

Viêt Nam có nhiều loại rau gia vị chất lượng rất đặc trưng, khác biệt với lại những sản phẩm cùng loại trên thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Rau, gia vị tiềm năng xuất khẩu bị lãng quên

Ông Phú cho rằng, với lợi thế địa lý trải dài trên nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên Việt Nam có sự đa dạng sinh học rất khác biệt để tạo ra được những sản phẩm nông sản gồm rau gia vị và các loại gia vị có những hương vị cũng như chất lượng rất đặc trưng khác biệt với lại những sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Trong khi đó, nhu cầu của các thị trường về nhóm mặt hàng rau, gia vị này thời gian qua và tương lai là rất lớn như tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Âu, Mỹ… Đặc biệt, khi xu hướng tiêu dùng những sản phẩm rau gia vị cũng như gia vị từ có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện môi trường và được nuôi trồng canh tác theo lối hữu cơ tại các thị trường này luôn được coi trọng.

“Đối chiếu lại với những cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thì nhóm sản phẩm rau, gia vị được cắt giảm thuế về 0%. Nhóm sản phẩm này còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu, nên trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng với Bộ NN&PTNT và các hiệp hội bàn kế hoạch cụ thể kế hoạch để làm sao để thực hiện việc XTTM có hiệu quả”, ông Phú cho biết.

Để làm được điều này, ông Phú cho rằng, trước mắt Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan như các Hiệp hội, các đơn vị liên quan của Bộ NN&PTNT hướng dẫn cho các trang trại, các nhà sản xuất, nuôi trồng rau gia vị canh tác theo đúng quy trình, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đạt được những chứng chỉ quốc tế liên quan, như sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch theo đúng tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP của thị trường nhập khẩu.

Cục XTTM cũng trao đổi và hợp tác với các tổ chức quốc tế, để có những hoạt động hướng dẫn cụ thể cho các DN, những trang trại nuôi trồng rau gia vị hoặc chế biến sản phẩm gia vị để các sản phẩm này đạt được những chứng nhận quốc tế uy tín trên thế giới.

“Với sự vào cuộc của các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế cùng các cơ quan hữu quan trong nước, sẽ hỗ trợ ngành rau gia vị trở thành một thương hiệu và hình ảnh để quảng bá trong nước và ra nước ngoài một cách hiệu quả nhất tại các thị trường trọng điểm nhất như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hi vọng rằng kế hoạch này thì sẽ triển khai trong vòng 5 năm tới”, ông Phú mong muốn.

Chú trọng vài trò của tư vấn quảng bá sản phẩm

Chia sẻ kinh nghiệm của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong việc tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá năng lực sản xuất và xúc tiến xuất khẩu có ứng dụng công nghệ thông tin, bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, đối với các triển lãm truyền thống, nếu các Hiệp hội ngành hàng chỉ đưa các đoàn DN tới và tổ chức hoạt động giao dịch với khách hàng thì chỉ là bước XTTM đầu tiên.

Đối với VASEP, Hiệp hội đã cố gắng tổ chức truyền thông ngay tại các gian hàng triển lãm, để các đối tác nhận diện sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam được rõ nét hơn. Trong trường hợp có nhiều kinh phí, Hiệp hội sẽ mời 1 công ty tư vấn để họ quảng bá đến những nhóm khách hàng có nhu cầu đến làm việc với các DN Việt Nam tại các gian hàng triển lãm.

“Trong các kỳ hội chợ triển lãm toàn cầu và tại châu Âu, công ty tư vấn đã đưa ra những đối tác quan tâm đến các sản phẩm cá ngừ. Các đối tác này đã đến gian hàng để tìm hiểu về tiềm năng của Việt Nam khi cần đáp ứng nhu cầu của họ”, bà Lan dẫn chứng.

Cũng theo bà Lan, hiện nay các DN làm xuất khẩu vẫn chưa chú ý đến cách tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng, đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài nên thường họ không hiểu nhiều về sản phẩm của Việt Na. Khi người tiêu dùng không biết xuất xứ của sản phẩm đó ra sao; không có sự tin tưởng vào sản phẩm đương nhiên sẽ dẫn đến chuyện họ không mua sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Chính vì thế, bà Lan cho rằng các DN xuất khẩu cần phải có sự chuẩn bị tốt cho quá trình phát triển bền vững, sẵn sàng đáp ứng những tiêu chuẩn của các hệ thống cung cấp và hệ thống siêu thị trong nước và nước ngoài. Chỉ khi có đầy đủ những điều kiện như vậy, các hiệp hội, ngành hàng mới thực hiện các chương trình marketing online có hiệu quả.

Đánh giá về Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, các ý kiến đã tập trung trao đổi về việc đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại theo hướng đa dạng, linh hoạt, hiệu quả. Huy động và lồng ghép các nguồn lực trong nước và quốc tế để đẩy mạnh hoạt động, tăng cường quảng bá năng lực sản xuất, thế mạnh của sản phẩm Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu có năng lực, đáng tin cậy và có uy tín.

“Những thông tin trao đổi tại Diễn đàn không chỉ hữu ích cho các DN Việt Nam khi phát triển chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn gợi mở nhiều định hướng, giải pháp cho chính quyền các địa phương, hiệp hội ngành hàng trong việc nâng cao khả năng cung cấp hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển xuất khẩu bền vững”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Đưa nông sản Việt vươn xa
Return to top