ClockThứ Sáu, 18/09/2015 19:06

Mù mờ

TTH - Sau một thời gian rộ lên việc gom mua cau non ở Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre đến Quảng Nam, Quảng Ngãi… các thương lái đã bắt đầu thu mua cau non ở Thừa Thiên Huế. So với những ngày đầu thu mua ở các tỉnh miền Tây với giá rất cao từ 30.000 – 40.000đồng/kg, rồi xuống ngang mức 14.000 -17.000 đồng/kg, hiện giá thu mua cau non trên địa bàn đang vào khoảng trên dưới 15.000 đồng/kg.

Trước đây, cau trái không dễ bán, ngoại trừ những quả cau trái mùa khi người dân có nhu cầu chuẩn bị cho cưới hỏi… Đã có những mùa cau trái chín trong ơ hờ khi không được giá, nói đúng hơn là không ai mua. Thế nên, theo nhiều người dân, đây là một cơ hội cho người trồng cau. Mà đã là cơ hội, phải tận dụng tối đa và triệt để. Có lẽ đó cũng là điều đơn giản nhất khi người dân hồ hởi khi cau non được giá, và cũng không hề bận tâm đến việc người ta mua cau non, sơ chế rồi xuất qua Trung Quốc để làm gì. Có thể gọi việc đang hút hàng và vào mùa thu hoạch sớm từ cách đây một tháng là cau non đang “già”, cho dù nhiều người nói rằng, vụ chính của cau chính là vào quãng tháng 9 này.

Mặc dù cau non – theo ý kiến của các chuyên gia – là không có nhiều giá trị sử dụng, nhưng quả đúng là chúng ta không hề biết người ta thu mua cau non để làm gì, cho dù trước mắt thì nó không ảnh hưởng đến lá, đến cây, đến rễ cau. Nghĩa là có vẻ như không giống với cách thức người ta đã từng thu mua hoa thanh long, hạt tiêu lép, lá điều rụng, lá mãng cầu gai, cây phong ba, rễ cây sim, lá và rễ cây sim, hoa ngâu, quả mây hay chân trâu, ốc bươu vàng, đỉa… như trước đây. Ở đây, có một vấn đề vẫn tiếp tục đặt ra là người trồng cau có hàng hóa, có thể bán được giá ở thời điểm này nhưng cũng không biết là nó như thế nào ở công đoạn cuối của sản phẩm. Cứ cho là điều ấy có thể không quan trọng, nhưng điều khác rõ ràng hơn là chúng ta hầu như không có thông tin về thị trường ở nhiều sản phẩm nông nghiệp được thu mua rồi xuất qua cửa khẩu phía bắc trong những năm qua, nhất là đối với những mặt hàng được yêu cầu quá bất ngờ, cách thu mua cũng bất thường. Không có thông tin về thị trường thì chắc hẳn là khó thể kiểm soát được thị trường. Cách còn lại là chỉ khuyến cáo người dân phải biết cách “nắm đằng chuôi”để không bị “tiền mất tật mang”.

Mặc dù chưa tạo nên một cơn sốt gì xung quanh việc thu mua cau non này, hơn nữa người dân đã có phần cảnh giác hơn vì những bài học nhãn tiền trước đó, nhưng theo một vài thông tin mà chúng tôi tổng hợp được thì điều này có gây tâm lý xáo trộn trong người dân và phần nào đó, ảnh hưởng đến quy hoạch cây nông sản nói chung. Chẳng hạn như đã có một số nhà vườn huyện Phong Điền (thuộc tỉnh Cần Thơ) chặt xoài để trồng cau. Trước những thông tin còn rất mù mờ như vậy, người dân rất cần đến vai trò tư vấn của cán bộ khuyến nông cũng như sự hoạch định của chính quyền và cơ quan chuyên môn về cây nông sản trong phát triển lâu dài…

Nguyên Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
Return to top