ClockThứ Bảy, 06/09/2014 11:01

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản

TTH.VN - Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.
 
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
1. Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi như sau:
"Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp giấy phép
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép;
b) Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP (bản sao chụp).
2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép;
b) Giấy chứng nhận an toàn của tàu cá (bản sao chụp).
3. Tổ chức cá nhân xin cấp lại giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị rách, nát, hư hỏng, nộp đơn theo mẫu quy định tại    Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, xét cấp, cấp lại giấy phép trong thời hạn năm (05) ngày làm việc và gia hạn giấy phép trong hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp không cấp hoặc không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
2. Điều 7 được sửa đổi như sau:
"Điều 7. Cơ quan cấp giấy phép
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân có tàu cá đăng ký tại tỉnh."
Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số     điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
1. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 1.
2. Bãi bỏ Khoản 6 Điều 1.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
1. Khoản 4 và Khoản 5 Điều 2 được sửa đổi như sau:
Điều 2. Giải thích thuật ngữ
4. Vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển cả, vùng biển của quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
5. Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo.”
2. Điểm a Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:
Điều 4. Phân vùng khai thác thủy sản
a) Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mực nước thuỷ triều thấp nhất và tuyến bờ. Đối với các địa phương có đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và đặc điểm cụ thể của từng đảo quy định vùng biển ven bờ của các đảo đó, nhưng giới hạn không quá sáu (06)hải lý, tính từ mực nước thủy triều thấp nhất của đảo.” 
3. Điều 6 được sửa đổi như sau:
Điều 6. Điều kiện khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đối với tàu cá:
a) Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên;
b) Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng;
c) Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có bảo hiểm thuyền viên;
c) Có sổ thuyền viên tàu cá hoặc chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá.
3. Đối với tổ chức, cá nhân đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với tàu cá, đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và các điều kiện sau:
a) Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia và vùng lãnh thổ có biển với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông;
c) Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất một (01) người biết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác;
d) Đáp ứng được điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có).
4. Đối với tổ chức, cá nhân tổ chức đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Đáp ứng các điều kiện về tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
c) Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có).”
4. Điều 7 được sửa đổi như sau:
"Điều 7. Thủ tục và trình tự cấp phép cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và trả lại giấy tờ mà tổ chức, cá nhân đã nộp khi được cấp phép
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ một (01) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép cho tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác;
b) Hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ đó chấp thuận (bản công chứng);
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao chụp);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chụp);
đ) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;
e) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao chụp).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    
2. Trong thời hạn (05) năm ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản xem xét hồ sơ và cấp phép cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Trong trường hợp không cấp phép thì Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời chủ tàu cá và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn (05) năm ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản xem xét hồ sơ, cấp phép cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác và các giấy tờ có liên quan (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), gồm:
a) Giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
d) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
4. Sau khi cấp phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý.
5. Tổ chức, cá nhân khi nhận giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác và các giấy tờ có liên quan phải nộp lại cho Tổng cục Thủy sản các giấy tờ sau:
a) Giấy phép khai thác thủy sản (bản chính);
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản chính);
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản chính).
6. Để nhận lại các giấy tờ đã nộp,tổ chức, cá nhân gửi đơn đề nghị nhận lại các giấy tờ đến Tổng cục Thủy sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).
Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn       theo quy định, Tổng cục Thủy sản phải trả lại các giấy tờ mà tổ chức, cá nhân đã nộp.”
5. Bổ sung Khoản 6, Khoản 7 vào Điều 9 như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam
6. Trước khi rời cảng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác về nước, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải thông báo cho Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký tàu cá, bằng phương tiện thông tin liên lạc hoặc bằng văn bản trước 05 ngày, kể từ ngày dự kiến về đến cảng Việt Nam.
7. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân tổ chức đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác:
a) Chỉ được đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác ở vùng biển của quốc gia và vùng lãnh thổ khác khi đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho tàu cá đi khai thác;
b) Hướng dẫn, phổ biến cho thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá về quyền và trách nhiệm của họ khi tiến hành khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác; ký kết hợp đồng lao động và tuân thủ pháp luật về lao động;
c) Phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết và xử lý các vụ việc xảy ra có liên quan đến người và tàu cá do tổ chức, cá nhân đưa đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác;
d) Tạm ứng chi phí để đưa thuyền trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá về nước và các chi phí rủi ro khác (nếu có);
đ) Tuân thủ các quy định của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”
6. Thay thế Phụ lục I của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP bằng Phụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi như sau:
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
2. Vùng biển ViệtNam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003.”
2. Sửa đổi Khoản 3 và bổ sung Khoản 5 vào Điều 4 như sau:
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
 3. Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển    Việt Nam khi có Giấy phép hoạt động thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp và Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (trừ tàu cá vận chuyển thủy sản).
 5. Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải treo cờ Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động. Cờ Việt Nam phải được treo bên cạnh và có chiều cao bằng cờ quốc gia mà tàu treo cờ.”
3. Điều 5 được sửa đổi như sau:
Điều 5. Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài
1. Giấy phép hoạt động thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy phép) cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu cá có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá.
Nội dung Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP.
2. Đối với tàu cá vận chuyển thủy sản, thời hạn của giấy phép được cấp không quá 12 tháng. Đối với tàu cá hoạt động thủy sản khác, thời hạn của giấy phép theo thời hạn của dự án hợp tác nhưng không quá 36 tháng.
3. Giấy phép được gia hạn không quá hai (02) lần, thời gian gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng.”
4. Điều 8 được sửa đổi như sau:
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lần đầu một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép cho tàu cá theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP);
b) Dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bản sao chứng thực) hoặc dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (bản sao chứng thực) hoặc dự án về thu gom, vận chuyển thủy sản được Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt (bản sao chứng thực).
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao chứng thực);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chứng thực);
đ) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao chứng thực);
e) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá (ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ liên hệ).  
 2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp lại giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP);
b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp giấy phép bị rách, nát);
c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá (nếu có), kèm theo các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e Khoản 1 Điều này;
d) Báo cáo về việc thay đổi cảng đăng ký hoặc thay đổi nghề nghiệp hoạt động (nếu có).
3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP);
b) Giấy phép đã được cấp (bản sao chụp);
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chụp);
d) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp    giấy phép;
đ) Nhật ký khai thác thủy sản, đối với tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, trong thời gian được cấp giấy phép.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép lần đầu, gia hạn giấy phép và cấp lại giấy phép, nộp hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả tại Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc yêu cầu cơ quan cấp phép gửi trả kết quả theo đường bưu điện."
5. Bổ sung Khoản 5 vào Điều 10 như sau:
Điều 10. Các trường hợp thu hồi giấy phép
5. Không thực hiện chế độ báo cáo, ghi, nộp nhật ký theo quy định.”
6. Điều 11 được sửa đổi như sau:
Điều 11. Thẩm quyền, cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép
1. Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
2. Thời gian thực hiện việc cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn giấy phép như sau:
a) Thời gian không quá (05) năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp cấp lần đầu;
b) Thời gian không quá (05) năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp cấp lại;
c) Thời gian không quá (03) ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp gia hạn.”
7. Khoản 9 Điều 13 được sửa đổi như sau:
Điều 13. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài
9. Tàu cá nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam chỉ được đậu tàu, thu gom, nhận hàng hoặc bán sản phẩm thủy sản tại cảng đã ghi trong giấy phép hoạt động thuỷ sản.”
8. Thay thế Phụ lục I của Nghị định số 32/2010/NĐ-CP bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
9. Thay thế Phụ lục II của Nghị định số 32/2010/NĐ-CP bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá
1. Điều 4 được sửa đổi như sau:
Điều 4. Điều kiện đối với tàu cá nhập khẩu
1. Có nguồn gốc hợp pháp.
2. Là tàu vỏ thép, tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.
3. Tuổi của tàu không quá tám (08) tuổi (tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu); máy chính của tàu (tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu) không quá hai (02) năm so với tuổi tàu (đối với tàu tàu cá đã qua sử dụng).
4. Được cơ quan đăng kiểm tàu cá Việt Nam đăng kiểm trước khi đưa tàu về Việt Nam (đối với tàu cá đã qua sử dụng).
Các điều kiện này không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam.”
2. Bãi bỏ Điều 5 và Điều 6.
3. Điều 7 được sửa đổi như sau:
Điều 7. Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá phải có đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP), kèm theo hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi tổ chức đặt trụ sở, văn phòng đại diện hoặc nơi cá nhân đề nghị nhập khẩu tàu cá có hộ khẩu thường trú. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn một (01) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu tàu cá để bổ sung hồ sơ.
2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có ý kiến và chuyển toàn bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản.
3. Sau năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản xem xét và có văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cho phép nhập khẩu tàu cá, trong thời gian (03) ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thuỷ sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.”
4. Khoản 4, Điều 12 được sửa đổinhư sau:
Điều 12. Đăng ký tàu cá nhập khẩu
4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký tàu cá có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và vào Sổ đăng ký tàu cá Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định, cơ quan đăng ký tàu cá phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ để bổ sung hồ sơ."
5. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Hồ sơ đăng ký tàu cá không thời hạn
1. Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký tàu cá tại cơ quan đăng ký tàu cá, nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 52/2010/NĐ-CP;
b) Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền (bản sao chứng thực);
c) Giấy chứng nhận xóa đăng ký (bản chính) kèm theo bản dịch tiếng Việt (bản sao chứng thực) đối với tàu cá đã qua sử dụng;
d) Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao chứng thực);
đ) Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao chứng thực);
e) Ảnh của tàu cá nhập khẩu (02 ảnh màu cỡ 9 x 12), chụp theo hướng dọc hai bên mạn tàu.
2. Hồ sơ xuất trình tại cơ quan đăng ký tàu cá, bao gồm: Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu đối với tàu cá đóng mới.”
6. Điều 15 được sửa đổi như sau:
Điều 15. Thẩm quyền quyết định nhập khẩu tàu cá
Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc nhập khẩu tàu cá”.
7. Điều 16 được sửa đổi như sau:
"Điều 16. Thẩm quyền đăng ký tàu cá nhập khẩu
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên đối với tàu cá nhập khẩu; tổng hợp, thống kê tàu cá nhập khẩu tại địa phương, báo cáo định kỳ về Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
2. Nghị định này bãi bỏ các điều, khoản của các Nghị định sau:
 a) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
b) Khoản 5 và Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
c) Điều 6, Điều 7 và Phụ lục I của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
d) Khoản 2 Điều 3, Khoản 3 Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 11, Khoản 9 Điều 13, Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủvề quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
đ) Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Khoản 4 Điều 12, Điều 13, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngà
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lúa đã xanh trên những triền đồi

Hạt thóc gieo xuống sườn đồi đã không còn lặng im chờ nắng gió để lên xanh. Những miệng ăn trong nhà không còn trông ngóng vào những gùi củi, gùi măng hái trên rừng về lúc chiều muộn. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới giờ đã biết làm ăn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, dần dần thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn ngày cũ. Đồng hành cùng với bà con dân bản tạo nên đổi thay ấy, có sự tận tâm tận lực của những người lính nơi biên cương.

Lúa đã xanh trên những triền đồi
Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Lộc phối hợp với Đoàn TNCSHCM Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn Học viện Âm nhạc Huế; Khoa Luật hành chính - Đại học Luật- Đại học Huế tổ chức chương trình hoạt động “Tháng thanh niên, tháng Ba biên giới” và ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024.

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên
Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top