ClockThứ Tư, 08/05/2024 16:46

​Gặp mặt, tư vấn và tặng quà cho bệnh nhân thalassemia

TTH.VN - Chiều 8/5, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Blouse Xanh - Trường Đại học Y Dược, ĐH Huế và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân thalassemia.

Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyếtBệnh nhi xạ trị có khu vui chơi, học tập, thư giãn riêngNuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề “Chống nóng” từ trong bệnh việnCập nhật xu hướng phẫu thuật nội soi ung thư đại-trực tràngThêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ AngolaCa ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

 Trao quà động viên các bệnh nhân đang điều trị. Ảnh: T. HIỂN

Hoạt động diễn ra nhân ngày Thalassemia thế giới (8/5). Chủ đề ngày Thalassemia thế giới năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Các chuyên gia huyết học đã trao đổi, chia sẻ thông tin về căn bệnh này và giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân. Dịp này, Ban Giám đốc BVTW Huế, Ban Giám đốc Trung tâm Huyết học – Truyền máu và các nhà hảo tâm đã trao tặng 60 suất quà cho các bệnh nhân bị thalassemia, nhằm chia sẻ một phần khó khăn và động viên họ vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Bệnh thalassemia là bệnh thiếu máu, tan máu di truyền đơn gene trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các triệu chứng nặng như: Biến dạng xương mặt (trán dô, mũi tẹt), suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, suy gan, xơ gan, suy tim… thậm chí có nguy cơ tử vong.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 13 triệu người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, người dân đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ mang gene bệnh thalassemia khá cao, từ 20 - 40%. BVTW Huế đang quản lý và điều trị cho khoảng hơn 300 bệnh nhân thalassemia. Số lượng phát hiện mới mỗi năm khoảng 30 - 40 bệnh nhân. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhân dạng thể nhẹ hay mang gen bệnh được phát hiện tình cờ qua khám sàng lọc xét nghiệm máu.

Để giảm thiểu gánh nặng điều trị, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh…  Từ đó, giúp người dân có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai, sinh con để thế hệ sau không mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

T.LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Giữ vững “cánh sóng” thông tin

Chủ động ứng phó với mưa bão và diễn biến bất thường của thời tiết, ngành thông tin và truyền thông đã sẵn sàng các biện pháp, lên kịch bản trong mọi tình huống nhằm đảm bảo “huyết mạch” thông tin không bị gián đoạn.

Giữ vững “cánh sóng” thông tin

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top