Thế giới

Người dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịch

ClockChủ Nhật, 17/05/2020 21:45
TTH - Tờ The ASEAN Post dẫn nhận định của chuyên gia rằng, cho đến khi một loại vaccine khả thi cho COVID-19 được phát triển, một số biện pháp hạn chế vẫn sẽ tiếp tục được yêu cầu thực hiện.

ASEAN: Các thành phố lớn “đau đầu” trước sự gia tăng lượng rác thải y tế do dịch COVID-19

Có thể nói rằng dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân, ngành công nghiệp địa phương và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Tính đến thời điểm hiện tại, gần một nửa nhân loại đang phải chịu những hình thức hạn chế khác nhau. Hơn 4,7 triệu người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 313.000 người đã bỏ mạng vì dịch bệnh. Để “làm phẳng đường cong này”, chính quyền các nước đã ban hành nhiều hướng dẫn an toàn và khuyến khích mọi người thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.

Tờ The ASEAN Post dẫn nhận định của chuyên gia rằng, cho đến khi một loại vaccine khả thi cho COVID-19 được phát triển, một số biện pháp hạn chế vẫn sẽ tiếp tục được yêu cầu thực hiện. Nhờ đó, người dân toàn cầu, đặc biệt là người dân ASEAN có cơ hội làm quen với nhiều thói quen mới sau dịch COVID-19.

Nhiều thói quen mới được hình thành do tác động của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: VOV

Đeo khẩu trang

Đơn cử, việc bắt tay đơn giản – một hình thức phổ biến thay cho lời chào thân thiết sẽ bị hạn chế.

Ở một số quốc gia ASEAN, thông thường, việc đeo khẩu trang là không bắt buộc. Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, tình trạng khan hiếm khẩu trang diễn ra trầm trọng. Sau thời gian dài chống dịch, khi các nước bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế, đeo khẩu trang không chỉ là hành động bắt buộc, mà còn là thói quen mà con người tạo ra để tự bảo vệ mình. Ở Indonesia, Tổng thống Joko Widodo khuyên các cơ quan chức năng nên tăng cường giám sát, đảm bảo mỗi hộ gia đình đều có khẩu trang và không cho phép ai sử dụng phương tiện công cộng mà không đeo khẩu trang.

Ở Việt Nam, thậm chí còn phạt tiền những ai ra đường không đeo khẩu trang.

Làm việc tại nhà

Một trong những thay đổi đáng chú ý gây nên bởi dịch là sự xuất hiện của “làm việc từ xa” áp dụng cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp lớn. Sau khi quá trình phong tỏa và giãn cách xã hội diễn ra, một số công ty đang dần chấp nhận làm việc tại nhà là một điều bình thường và có khả năng sẽ triển khai trong thời gian dài. Tuy nhiên, “thói quen làm việc mới này” vẫn vấp phải sự phản đối của một số công ty, doanh nghiệp bởi họ cho rằng cách thức làm việc mới không hoàn toàn phù hợp với đội ngũ lao động và cả hoạt động của công ty.

Ở Singapore, khảo sát được thực hiện bởi Engagerocket phối hợp với Viện Quản trị Nhân sự Singapore (SHRI) cùng nhiều đối tác khác chỉ ra rằng 90% lao động Singapore muốn tiếp tục làm việc tại nhà sau khi dịch kết thúc.

Số hóa

COVID-19 đã và đang đẩy nhanh tiến trình áp dụng văn hóa kỹ thuật số trên toàn thế giới. Khi hàng triệu người đang làm việc tại nhà, mua hàng trực tuyến và sử dụng ví điện tử... trở nên phổ biến.

“Về số hóa, tôi coi đây là một thách thức mới để đưa cuộc sống của mình trở lại bình thường. Nhưng là bình thường theo một cách mới mẻ. Quá trình số hóa trong chính quyền, doanh nghiệp và cả cuộc sống hằng ngày sẽ là xu hướng trong tương lai của chúng tôi”, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho hay.

Xã hội đang ngày càng thay đổi sau dịch. Số hóa bắt đầu đi vào đời sống. Điều này được thể hiện rõ nhất khi giao dịch trực tuyến và tổ chức đám cưới ảo ngày càng được ưa chuộng...

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khi những thói quen mới được hình thành, vào thời điểm vaccine mới được sản xuất và đưa vào sử dụng, liệu “những thói quen này” sẽ tiếp tục tồn tại, hay biến mất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top