Thế giới

Nguy cơ dịch bùng phát lại, các nước Đông Âu ra hạn chế mới

ClockThứ Hai, 13/07/2020 11:28
Hungary phân loại các quốc gia trên thế giới theo ba hạng mục; cử tri Ba Lan phải đeo khẩu trang và găng tay, duy trì giãn cách xã hội và sử dụng chất khử trùng.

EU sẽ dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với 14 quốc giaDịch Covid-19: Số ca mắc tăng vọt, lệnh dỡ bỏ hạn chế bị “đảo ngược”

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Budapest, Hungary. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 12/7, một số quốc gia ở Đông Âu đang phải đối mặt với nguy cơ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát trở lại đã quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Chính quyền Hungary thông báo sẽ phân loại các quốc gia trên thế giới theo ba hạng mục tùy theo mức độ lây nhiễm ở mức nhẹ, vừa và nặng tương ứng với các màu đỏ, vàng và xanh. Danh sách này có hiệu lực từ ngày 15/7 và sẽ được xem xét lại định kỳ.

Người nước ngoài từ các quốc gia thuộc nhóm màu đỏ - những nước có tỷ lệ nhiễm cao, bao gồm Albania, Ukraine, Belarus và gần như tất cả châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ, sẽ bị cấm nhập cảnh, trong khi công dân Hungary trở về từ những địa điểm đó sẽ phải cách ly trong hai tuần hoặc cho đến khi họ có kết quả kiểm tra âm tính 2 lần, cách nhau 48 giờ.

Trong khi đó, cả công dân Hungary và người nước ngoài tới từ các nước thuộc nhóm màu vàng như Serbia, Bulgaria, Bồ Đào Nha và Romania sẽ phải cách ly trong hai tuần và có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với mỗi lần cách nhau 48 giờ. Những người đến từ các nước thuộc nhóm màu xanh được phép nhập cảnh mà không bị hạn chế.

Croatia, một trong những điểm du lịch mùa Hè chính của người dân Hungary, đang nằm trong số những quốc gia được miễn hạn chế. Nước này đã yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang trong các cửa hàng từ ngày 13/7.

Còn tại Ba Lan, nơi đang diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, các cử tri cũng phải đeo khẩu trang và găng tay, duy trì giãn cách xã hội và sử dụng chất khử trùng. Các cử tri cũng được phép sử dụng bút riêng để đánh dấu phiếu bầu và những thùng phiếu được khử trùng thường xuyên.

Theo trang thống kê worldometers.info, Ba Lan đang có tổng cộng 37.891 ca nhiễm và 1.571 ca tử vong do COVID-19.

Hungary hiện có tổng cộng 4.234 ca nhiễm và 595 ca tử vong, trong khi tổng số ca nhiễm và tử vong tại Croatia lần lượt ở mức 3.722 ca và 119 ca./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top