Thế giới

Nguyên nhân làm tăng mạnh số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục

ClockThứ Ba, 15/03/2022 15:17
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục liên tục tăng cao trong những ngày qua, ông Ngô Tôn Hữu, Trưởng nhóm dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, đã lý giải những yếu tố làm bùng phát các ổ dịch trên khắp cả nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ lãnh đạo các nướcTrung Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong 2 nămTrung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 thấp nhất trong nhiều thập kỷChủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng năm mới người dân Trung QuốcLạm phát là mối nguy lớn nhất với các ngân hàng trung ương

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Cát Lâm, Trung Quốc, ngày 12/3. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đó là số ca nhập cảnh, sự lây lan của biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao và tỷ lệ lớn các trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Đợt bùng phát hiện nay tại Trung Quốc đại lục là nghiêm trọng nhất trong 2 năm dịch COVID-19 hoành hành.

CDC nước này ghi nhận các ca bệnh mới tại 16 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương. Biến thể Omicron đã thay thế Delta trở thành biến thể chính gây bệnh tại Trung Quốc.

Từ tháng 1/2022, Trung Quốc đại lục ghi nhận số cụm lây nhiễm trong cộng đồng tăng đáng kể, với số ca trung bình tháng cao hơn khoảng 10 lần so với cùng kỳ năm 2021 và 2020.

Ông Ngô Tôn Hữu nêu rõ sự xuất hiện đồng thời của các ổ dịch trong cộng đồng chịu tác động từ tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á.

Các ca bệnh nhập cảnh chủ yếu có liên quan đến từ Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và các quốc gia như Hàn Quốc, Myanmar, Lào...

Quan chức CDC cho biết thêm biến thể Omicron là một yếu tố khác khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Biến thể này gây ra tới 80% tổng số ca mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc đại lục gần đây, trong đó phổ biến là các dòng phụ BA.2 và BA.1.1.

Ngoài ra, tỷ lệ lớn bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ trong đợt bùng phát mới nhất cũng khiến việc phát hiện các ca mắc trở nên khó khăn hơn.

Trưởng nhóm dịch tễ học của CDC nêu rõ Trung Quốc vẫn duy trì chính sách linh hoạt "không COVID,” đồng thời kêu gọi chính quyền các địa phương thực hiện các biện pháp “giúp phát hiện và phản ứng nhanh nhạy và chính xác hơn”.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top