Thế giới

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt Nam

ClockThứ Sáu, 02/10/2020 10:06
Một công ty ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản vừa đón 3 nhân viên mới từ Việt Nam sau 4 tháng trì hoãn do dịch Covid-19.

Nhật Bản: Chỉ số niềm tin kinh doanh cải thiện lần đầu tiên kể từ năm 201780% người dân Nhật Bản cảm thấy căng thẳng liên quan đến COVID-19

Công ty này làm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Trước đó theo kế hoạch ban đầu, những nhân viên này bắt đầu đi làm từ tháng 6 sau khi tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam. Trong thời gian đợi phía Nhật Bản nới lỏng hạn chế nhập cảnh, 3 nhân viên được đào tạo tại chi nhánh của công ty ở Việt Nam.

Công ty hiện đang tuyển dụng thêm nhiều lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Đông Nam Á. Giám đốc điều hành công ty bày tỏ vui mừng khi các lệnh hạn chế nhập cảnh đang có xu hướng được nới lỏng.

3 người Việt Nam đã đến Nhật. (Ảnh: NHK)

Trong khi đó cũng từ ngày hôm nay (1/10), Nhật Bản nới lỏng hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới, nhưng không bao gồm khách du lịch.

Do đại dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 159 quốc gia và khu vực. Mới đây, Nhật Bản đã nối lại việc đi lại với một số nơi kiểm soát được dịch bệnh như Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc)... với đối tượng là doanh nhân.

Do các hạn chế đang được nới lỏng trên toàn cầu, những người nước ngoài đủ tiêu chuẩn lưu trú trung và dài hạn, như chuyên gia y tế - giáo dục, sinh viên và doanh nhân, có thể được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ được phép nhập cảnh nếu bên đứng ra bảo lãnh, như các công ty hoặc tổ chức thuê họ, đảm bảo được việc cách ly trong 2 tuần sau khi đến Nhật Bản.

Số lượng người được phép nhập cảnh cũng sẽ bị giới hạn. Chính phủ dự kiến nâng dần giới hạn, cùng lúc với việc mở rộng hệ thống xét nghiệm virus tại các sân bay.

Chính phủ cũng có kế hoạch thảo luận với các quốc gia khác trong khi theo dõi tình hình lây nhiễm ở những nước này để có thêm nhiều quốc gia cho phép người từ Nhật Bản nhập cảnh vào nước họ./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top