ClockThứ Sáu, 10/05/2024 10:23

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

TTH.VN - Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Bị chó dữ tấn công, một phụ nữ Quảng Bình phải chuyển viện cấp cứu trong đêmBệnh viện Trung ương Huế được chọn vinh danh ở “Vinh quang Việt Nam 2024”Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyếtBệnh nhi xạ trị có khu vui chơi, học tập, thư giãn riêngNuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề “Chống nóng” từ trong bệnh viện

 Vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca có ý nghĩa trong việc góp phần ngăn dịch bùng phát

Tỷ lệ biến chứng rất nhỏ và ít

Đọc báo, lướt mạng suốt mấy ngày qua, bà Trần T. L. trú tại phường Kim Long, TP. Huế phấp phỏng vì gia đình bà có 4 người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca. Bà phân vân: “Mình lớn tuổi rồi thấy có dấu hiệu gì đâu. Khi tiêm người có hơi mệt và ê ẩm xíu thôi. Nghe đài, đọc báo xong lại thấy lo cho mấy đứa trẻ. Chắc chắn cơ quan chức năng phải cân nhắc thận trọng chứ đâu dễ mà đưa một loại vắc xin như thế này ra phục vụ cộng đồng”!

Thông tin nói trên cũng tác động tâm lý đến nhiều gia đình. Ông Nguyễn V. ở Tây Lộc kể suốt mấy ngày qua vợ ông nằng nặc đòi đi xét nghiệm kiểm tra máu đông dù cả hai chỉ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 Pfizer. “Chả biết máu đông là trên não, trong tim hay ở bộ phận mô mà bà nhà tui nói phải đi xét nghiệm mới yên tâm. Rồi  xét nghiệm máu hay chụp chiếu, bao nhiêu tiền cũng không hay. Mỗi người đọc, tiếp nhận một kiểu khác nhau chừ nghe nhắc tới chuyện ni là nhà tui tranh luận rộn ràng”.

Vắc xin ngừa COVID-19 có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh này thời gian qua. Trong đó, loại AstraZeneca được sử dụng đầu tiên và khá phổ biến trong thời điểm dịch bùng phát. Đến thời điểm này, Việt Nam đã tiêm hơn 74 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca.

Theo PGS.TS Trần Đình Bình, Phó Trưởng bộ môn Vi sinh, cán bộ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Trường ĐH Y Dược, việc tiêm vắc xin AstraZeneca có thể gây cục máu đông kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) đã được châu Âu nhắc đến giai đoạn 2020-2021. Một số người có miễn dịch với Adeno virus (được đưa vào trong vắc xin) có thể xảy ra phản ứng mạnh hoặc dị ứng, gây biến chứng. Song, tỷ lệ này rất nhỏ, bởi lượng Adeno virus trong vắc xin không đáng kể.

Tuy nhiên, xét về tổng quan có ba vấn đề cần lưu tâm. Thứ nhất, biến chứng TTS ở châu Âu xuất hiện chiếm tỷ lệ 7-8 trường hợp/ 1 triệu mũi tiêm; riêng ở châu Á tỷ lệ 0,2 trường hợp/1 triệu mũi tiêm nên mức độ gây hại không đáng kể. Thứ hai, tình huống biến chứng TTS xảy ra ở mũi tiêm đầu tiêm và sau 3-21 ngày; còn từ sau mũi tiêm thứ 2 sẽ không có nữa. Thứ ba, tỷ lệ biến chứng thấp, không đáng kể hoặc tác hại không có ý nghĩa so với tác dụng của vắc xin trong việc ngăn ngừa dịch COVID-19.

"Giả sử nếu trong 75 triệu mũi tiêm văc xin AstraZeneca xuất hiện 1-2 trường hợp biến chứng, nếu phát hiện sớm vẫn có thể xử lý được. Người dân có thể yên tâm vì sau một thời gian tiêm chủng AstraZeneca, biến chứng này không còn ảnh hưởng. Do đó, không nên quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu", PGS Bình nói..

 Toàn tỉnh đã thực hiện hơn 2,9 triệu mũi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người từ 5 tuổi trở lên

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ

Về nguyên nhân máu đông gây đột quỵ, ThS.BS Lê Vũ Huỳnh, Phó Trưởng khoa Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế khẳng định đột quỵ do nhiều nguyên nhân liên quan đến tim, não… TTS chỉ là một phần rất nhỏ trong số ca đột quỵ.

Ở Trung tâm Đột quỵ, bệnh nhân được tầm soát các nguyên nhân, nguy cơ gây đột quỵ đầy đủ. Trong đó nguyên nhân, nguy cơ phổ biến dẫn đến đột quỵ đa phần do yếu tố như xơ vữa mạch máu, bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, lối sống ít vận động, uống rượu bia nhiều và hút thuốc lá. Những người có các bệnh nền và yếu tố nguy cơ trên cần được khám, tư vấn để có sự điều trị, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp.

“Các xét nghiệm về tế bào máu và đông cầm máu có thể được kiểm tra như các xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ, không nhất thiết phải làm hay không làm liên quan đến các nghi ngờ về nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, bất thường về máu và đông cầm máu được xếp vào nhóm nguyên nhân ít gặp gây đột quỵ nên đây không phải là ưu tiên hàng đầu trong tầm soát , dự phòng đột quỵ. Kết quả các xét nghiệm này phần lớn bình thường ở các bệnh nhân đột quỵ”, BS.Huỳnh nhấn mạnh.

“Khi đột quỵ hoặc nghi ngờ xảy ra đột quỵ, người bệnh cần được nhanh chóng nhập viện để điều trị. Nếu nhập viện càng sớm, được điều trị kịp thì cũng sẽ giảm thiểu di chứng và tử vong”, ThS.BS Lê Vũ Huỳnh lưu ý.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đã có hơn 266,5 triệu liều vắc xin COVID-19 được tiêm chủng tại Việt Nam, trong đó, nhiều người được tiêm từ 2-4 liều AstraZeneca, Pfizer, Moderna… Nước ta là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 cao nhất thế giới. Khi nhận thông tin về trường hợp thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm COVID-19 AstraZeneca, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Quyết định Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng này sau tiêm, đồng thời phổ biến đến 63 tỉnh/thành trong tháng 4/2021.

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã thực hiện hơn 2,9 triệu mũi tiêm cho người từ 5 tuổi trở lên. Trong đó, người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 99,0%, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) đạt 67,7% và mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) đạt 98,3%; Trẻ em từ 12-17 tuổi: Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 100% và tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) đạt 60,5%; Trẻ em từ 5-dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 84,3% và mũi 2 đạt 63,2%.

Vừa qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ vắc xin COVID-19 của Pfizer (hạn dùng đến tháng 9/2024) cho các địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế. Người dân có nhu cầu đăng ký tiêm ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều được đáp ứng.

Hiện, hãng AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vắc xin ngừa COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới và khẳng định việc thu hồi vắc xin thuần túy đến từ lý do thương mại. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Việt Nam không còn sử dụng vắc xin COVID-19 AstraZeneca để tiêm chủng từ tháng 7/2023.

Bài, ảnh: L. TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

Đó là chủ đề hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc do Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức ngày 5/10. Tham dự có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Hội nghị thu hút hơn 700 đại biểu cùng các chuyên gia trong, ngoài nước.

Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa

TIN MỚI

Return to top