Thế giới Thế giới
Nhiều doanh nghiệp lớn của Nga quan tâm tới thị trường Việt Nam
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.
Doanh nghiệp Nga giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng Việt Nam tại Triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2022. Ảnh: Xuân Anh/TTXVN
Tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7 năm nay tại thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga, ban tổ chức đã dành 1 phiên để thảo luận quan hệ kinh doanh giữa Liên bang Nga và Việt Nam.
Các diễn giả tham dự đều bày tỏ lạc quan về triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh giữa 2 nước.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Liên bang Nga bày tỏ dự định hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam và quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Sức hút của Việt Nam đó là mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với Liên bang Nga, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động suốt nhiều năm qua đồng thời Việt Nam cũng là thị trường lớn với 99 triệu dân.
Ông Erkozha Akylbek, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Đồng Udokan, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần USM chuyên về lĩnh vực luyện kim và khai thác mỏ, cho biết mỏ đồng Udokan với trữ lượng 26,7 triệu tấn nằm ở phía Bắc lãnh thổ Ngoại Baikal, cách tuyến đường sắt xuyên Siberia BAM 30km.
Vì vậy, công ty đã lên kế hoạch và định hướng tiêu thụ các thành phẩm của mình tại các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Dự kiến năm 2023, mỏ đồng Udokan sẽ đi vào hoạt động giai đoạn một với công suất 135.000 tấn/năm. Khi giai đoạn 2 khởi động, công suất khai thác sẽ là 400.000 tấn/năm.
Ông Akylbek cũng cho biết mỏ đồng này sẽ ứng dụng các phương pháp khai thác xanh để bảo vệ môi trường vì đây là yếu tố mà nhiều khách hàng quan tâm.
Trong khi đó, ông Oleg Deripaska, doanh nhân nổi tiếng hiện sở hữu nhiều công ty lớn của Nga và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Stolypin về tăng trưởng kinh tế, nhận định rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.
Đây là cơ sở tuyệt vời để 2 bên phát triển các mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn trong tình hình hiện nay.
Theo ông Deripaska, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế khiến Việt Nam trở thành thị trường rất hấp dẫn đối với các sản phẩm của Nga.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội tại thị trường Nga với các sản phẩm tính cạnh tranh cao về chất lượng.
Trong khi đó, Nga là 1 trong những nhà cung cấp nguyên liệu thô bền vững hàng đầu trên thế giới - từ năng lượng đến kim loại, polymer….
Đối với Việt Nam, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô bền vững với lượng khí thải carbon thấp là yếu tố quan trọng để phát triển, đồng thời đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho rằng điện hạt nhân cần được xem xét trong quy hoạch phát triển điện của đất nước trong bối cảnh đất nước đang chuyển đổi xanh.
Nếu Việt Nam quay trở lại kế hoạch phát triển ngành điện hạt nhân, Nga có thể trở thành đối tác quan trọng trong việc cung cấp công nghệ và chuyên môn tiên tiến.
Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển hiệu quả, Nga và Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
Đầu tiên là 2 nước cần phát triển đáng kể mạng lưới cơ sở hạ tầng và hậu cần hiện có. Điều này bao gồm cả việc cải thiện kết nối giữa 2 nước thông qua vận hành các tuyến vận chuyển trực tiếp mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở hiện có và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
Cả 2 bên cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ thị trường nợ chung. Nếu tất cả các bước cần thiết được thực hiện, 2 nước có thể thúc đẩy đáng kể hợp tác kinh tế và thương mại.
Theo Vietnam+
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN