ClockChủ Nhật, 20/11/2022 05:38

Sốt ruột về sự lãng phí

TTH - Mấy ngày vừa qua, đọc các tin tức về “lãng phí đất vàng”, “những công trình làm nghèo đất nước” mà “sốt cả ruột”!

Đấu giá & bỏ cọc

Nhiều lô “đất vàng” chỉ để không giữa trung tâm TP. HCM, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng ngân sách Nhà nước (Ảnh minh họa)

Câu hỏi là tại sao lại dẫn đến tình trạng này, một nguồn lực quá lớn của đất nước bị lãng phí và không phát huy hiệu quả.

Lại nữa, hàng loạt thông tin về các cán bộ cao cấp, thấp cấp ở các tỉnh, thành bị kỷ luật, bị bắt. Hai vấn đề trên có liên quan gì đến nhau? Câu trả lời có thể là có. Bởi lãng phí của công thường luôn đi kèm với buông lỏng quản lý, tham nhũng, tư lợi… Nếu không nhận diện được nguyên nhân gây ra lãng phí thì có thể sự lãng phí sẽ còn tái diễn, không lớn thì nhỏ, không ở dạng này thì dạng khác, không ở nơi này thì nơi khác.

Nguyên nhân trước tiên cần nhìn nhận là buông lỏng quản lý. Nghĩa là có quản lý cũng như không hoặc có chủ đích lãng phí ngay từ đầu. Lãng phí ngay từ đầu được hiểu là những nhà đầu tư từ khi lập dự án đã biết hiệu quả nó không thể đưa lại như đã vẽ ra, nhưng vẫn cứ cố lập ra để dự án được tiến hành. Đi cùng với đó là những giải thích rất có lý cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà dự án đưa lại. Nhưng vì sao họ lại cố tình làm như vậy? Điều này chỉ có thể giải thích một cách thấu đáo nhất là từ động cơ kinh tế, có tư lợi. Không có tư lợi họ không hoặc ít có động lực để làm. Bởi những dự án “bánh vẽ” thường đi kèm với rủi ro nếu bị phát hiện. Những công trình gây ra lãng phí chúng ta thấy chưa có mấy người đứng ra chịu trách nhiệm, là bởi vì về mặt thủ tục tuân thủ các quy định đều được tiến hành chặt chẽ, đúng “quy trình”. Có thể hiểu, giữa quy định và thực tiễn còn có kẽ hở để những người không có động cơ tốt lợi dụng. Phải nghiên cứu để bịt kẽ hở này. Dù có quy định như thế nào thì điều mấu chốt là phải quy định cho được người phải chịu trách nhiệm nếu gây ra sự lãng phí. Làm được điều đó, ít nhất là nếu người nào có ý định lãng phí sẽ chùn tay, bởi sự tác động của yếu tố rủi ro lên họ sẽ lớn hơn - có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị, uy tín, đạo đức…, thậm chí là rủi ro đối diện với pháp luật.

Khu đất 15 Lê Lợi, TP. Huế đang được cải tạo, nâng cấp sau nhiều năm “nằm im”

Có thể nguyên nhân là việc đánh giá tác động và hiệu quả của dự án chưa tốt. Điều này liên quan đến những người, những bộ phận có trách nhiệm tham gia đánh giá dự án. Ở đây có 2 khả năng xảy ra - một là năng lực yếu. Hai là thiếu trách nhiệm. Khả năng nào thì cũng tác động xấu đến “đồng tiền bát gạo” của ngân sách và xã hội. Năng lực yếu là không thấy hết được những diễn biến của tương lai; thiếu trách nhiệm là có thể đã nhận biết những hệ quả không tốt nhưng vì một lý do nào đó mà làm ngơ, bỏ qua, thậm chí là nói cho nó hay hơn thêm. Để hạn chế điều này, cần có sự chọn lựa một hội đồng thẩm định dự án có năng lực và tính độc lập cao. Bên cạnh đó là cần sự tham vấn nhiều chiều, thậm chí có những việc cần đưa ra tham khảo nhiều ý kiến phản biện, ý kiến trái chiều để bản chất khách quan của vấn đề được sáng tỏ. Những dự án càng lớn thì càng phải chú trọng điều này.

Có những vấn đề tưởng chừng như không dính dáng gì đến đầu tư xây dựng nhưng thật ra nó rất quan trọng. Đó là cán bộ. Đã nói đến cán bộ là nói đến công tác chọn lựa, đào tạo, bổ nhiệm… Khâu nào cũng quan trọng. Phải làm sao thật sự để chọn được cán bộ tốt. Cán bộ tốt thì ai cũng biết là có năng lực tốt, có đạo đức tốt. Càng phải coi trọng phẩm chất của người luôn đề cao danh dự và nhân phẩm, những giá trị phổ quát...

Tất nhiên để ngăn chặn lãng phí không phải chỉ làm chừng ấy là đủ, mà cần nhiều hơn thế nữa. Nhưng làm tốt những điều nói trên thì hy vọng tình hình đã tốt hơn lên rất nhiều.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: TL - MC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Ngành thanh tra
Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến, tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành Thanh tra. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tham dự.

Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm
Cần cho lâu dài

Hàng loạt công sở ở Huế hiện nay không còn sử dụng nữa. Các cơ quan này đã tập trung về trung tâm hành chính công. TP. Huế thì có Trung tâm Hành chính công của thành phố. Tỉnh thì có Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Nhiều vị trí công sở nói trên nằm trên vị trí đất vàng. Giờ chưa khai thác được thành ra… lãng phí.

Cần cho lâu dài
Các dự án đầu tư công:
Chậm tiến độ, đội vốn & nguy cơ lãng phí đầu tư - Bài 2: Nên thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng

Để đảm bảo các dự án hoàn thành, tránh gây lãng phí đầu tư, ngoài xử phạt, chấm dứt hợp đồng, chủ đầu tư đã đề xuất UBND tỉnh xem xét gia hạn thời gian thực hiện toàn bộ dự án. Đồng thời, đề xuất phương án thành lập tổ công tác thực hiện giải phóng mặt bằng cho DA để đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, đảm bảo tiến độ thực hiện.

Chậm tiến độ, đội vốn  nguy cơ lãng phí đầu tư - Bài 2 Nên thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng
Return to top