ClockChủ Nhật, 06/08/2023 06:39

Cần cho lâu dài

TTH - Hàng loạt công sở ở Huế hiện nay không còn sử dụng nữa. Các cơ quan này đã tập trung về trung tâm hành chính công. TP. Huế thì có Trung tâm Hành chính công của thành phố. Tỉnh thì có Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Nhiều vị trí công sở nói trên nằm trên vị trí đất vàng. Giờ chưa khai thác được thành ra… lãng phí.

Ưu tiên thu hút những nhà đầu tư uy tín

leftcenterrightdel
Một công trình nguyên là công sở đang ở chế độ “nghỉ” trên trục giao thông vàng của TP. Huế 

Theo ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (được VOV dẫn nguồn) thì nguyên nhân chưa kêu gọi được nhà đầu tư là do vướng cơ chế. Cụ thể ở đây là cơ chế tài sản công và cơ chế Luật Đất đai. Cơ chế tài sản công là nhà đầu tư nào mua phải trả tiền một lần. Cơ chế Luật Đất đai thì có thể trả tiền hàng năm. Ông Phương cho biết thêm, tỉnh đã kiến nghị lên các bộ liên quan, nhưng đến nay chưa gỡ vướng được về cơ chế.

Cơ chế là cơ chế chung. Có lẽ không phải chỉ riêng Thừa Thiên Huế mà còn nhiều tỉnh, thành khác cũng vướng ở chỗ này. Tài sản này là của Thừa Thiên Huế quản lý, nhưng nói rộng ra cũng là một nguồn lực của quốc gia. Ở đây chúng ta thấy rất rõ cơ chế đã trói buộc cách làm. Không sửa cơ chế thì sự lãng phí còn kéo dài.

Theo quy hoạch, những nơi này sẽ chuyển đổi công năng sử dụng - từ công sở sang thương mại, dịch vụ. Hai mục đích này rất khác nhau, cho nên có những đòi hỏi về điều kiện khác nhau. Nếu làm thương mại thì không còn cách nào khác là các công sở này phải đập bỏ. Đã là cái thứ bỏ đi, nhưng theo cơ chế tài sản công là phải bán đấu giá. Rõ ràng nếu định giá thì những tài sản công này vẫn còn một giá trị nhất định. Tréo ngoe ở đây là không, hoặc rất ít nhà đầu tư nào chịu mua cái thứ không phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu mua rồi đập bỏ đi thì nó đội thêm chi phí. Sửa cơ chế này có lẽ không phải là điều quá khó. Nếu chúng ta đặt mục tiêu khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả thì có thể cho phép tỉnh định giá với một mức rất thấp, thậm chí là “không đồng”, đập bỏ đi để giao đất sạch cho nhà đầu tư. Một tài sản không sinh ra lợi thì có cũng như không. Đã vậy, nó kéo theo một nguồn lực khác là đất đai không được khai thác.

Nếu soát xét lại nhiều tỉnh, thành vướng ở chỗ này thì các bộ chức năng liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng tìm cách tháo gỡ. Sửa như thế nào cho hợp lý là việc của các bộ, nhưng điều cần nhất là phải làm khẩn trương. Không chỉ riêng Thừa Thiên Huế mà có thể có nhiều tỉnh, thành khác cũng cần gỡ vướng điều này. Riêng với Thừa Thiên Huế, Trung ương đã cho một cơ chế đặc thù, trong đó có việc được hưởng một phần nếu bán được tài sản công gắn liền với đất. Điều này cũng quan trọng, vì có thể Thừa Thiên Huế sẽ có thêm một nguồn tiền để đầu tư phát triển. Hơn nữa, Huế là thành phố du lịch không thể để những miếng đất vàng nằm yên bất động. Tuy nhiên, dù vậy thì nguồn này vẫn chỉ thu được một lần, điều quan trọng nhất là một nguồn lực đất đai, mà toàn là đất vàng được khai thác hiệu quả. Chúng ta hình dung, giả sử có một số khách sạn nào đó, có một số trung tâm thương mại nào đó mọc lên thì nó sẽ giải quyết được cho bao nhiêu lao động, tạo ra bao nhiêu giá trị kinh tế, đóng góp được cho bao nhiêu nguồn thu ngân sách. Điều này mới là cái thứ cần cho lâu dài.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: Bảo Phước
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án

Ngày 13/5, thông tin từ Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho biết: Chấp hành viên của đơn vị đang hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh tổ chức đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất toạ lạc trên đường Nguyễn Thái Học - một vị trí “đắc địa” ở phường Phú Hội, TP. Huế.

Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Châu Á: Chỉ 12% nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào giải pháp khí hậu

Dường như có một khoảng cách hành động giữa các nhà đầu tư tổ chức ở châu Á khi nói đến đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tuy các nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc chuyển vốn sang những cơ hội nổi lên từ sự thúc đẩy hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu, chỉ có 12% đặt mục tiêu tăng cường đầu tư vào các giải pháp khí hậu, theo một cuộc khảo sát do Nhóm Nhà đầu tư châu Á về biến đổi khí hậu (AIGCC) thực hiện.

Châu Á Chỉ 12 nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào giải pháp khí hậu
Dự án Khu du lịch Suối Voi: Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoa Lư - Huế (Công ty Hoa Lư - Huế) chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) phải có văn bản cam kết về tiến độ thực hiện DA, trong đó nêu rõ cam kết chấm dứt hoạt động một phần DA nếu giai đoạn 1, 2 không hoàn thành theo đúng tiến độ.

Dự án Khu du lịch Suối Voi Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án
Return to top