ClockThứ Ba, 14/07/2015 17:04

Sửa chữa nhỏ, tiền không nhỏ

TTH - Ông Lâm Thủy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) TP Huế cho biết: "Hàng năm chúng tôi liên tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới để tiến hành sắp xếp lại một số đơn vị trường học trên địa bàn nhằm đảm bảo tốt hơn các điều kiện dạy và học, tiệm cận chất lượng dạy học tiên tiến phù hợp với tình hình mới".

Trường mầm non Thủy Xuân đã hoàn thành phần tường bao ở cơ sở 1 và 2 chuẩn bị đón cháu vào năm học

Để bảo đảm chất lượng cho năm học mới 2015 - 2016, ngay từ đầu hè, các công trình xây dựng mới cũng như sửa chữa nhỏ của giáo dục Huế được triển khai. Năm học trước, Huế mạnh dạn sáp nhập một số trường không đủ điều kiện về cơ sở vật chất (CSVC) và không có hướng mở về quỹ đất; tiêu biểu như sáp nhập Trường tiểu học (TH) Thanh Long với TH Phú Hòa, TH Triều Sơn Tây với TH An Hòa; giải thể Trường trung học cơ sở (THCS) Phạm Ngọc Thạch; sắp xếp lại CSVC giữa TH Thuận Lộc với mầm non (MN) Thuận Lộc… Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho một nhóm trường đã hội đủ gần hết các điều kiện đạt chuẩn để tăng tỷ lệ trường học đạt chuẩn trên địa bàn. Mặc dù vậy, khi năm học 2014 - 2015 kết thúc, nhìn lại thực trạng hệ thống CSVC giáo dục Huế, hầu hết các trường thành viên đều có nhu cầu lớn về nâng cấp, sửa chữa. Chỉ tính riêng Trường MN Thủy Xuân đã cần xây mới 5 phòng học, 1 phòng vệ sinh, 1 nhà bếp, xây tường rào, sửa hệ thống nước, làm mái che…Thủy Biều cần xây mới 4 phòng học, 1 phòng nghệ thuật ở mầm non, xây bếp bán trú ở tiểu học; Phường Phường Đúc cần sửa chữa 9 phòng học cấp 4, phòng y tế, phòng Đội cho trường tiểu học…

Bước vào mùa hè 2015, Huế có khởi động từ cơ sở về đầu tư tăng cường CSVC. Theo báo cáo ban đầu, bậc MN sẽ cần đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng để xây mới 9 phòng học cho các Trường MN Thủy Xuân và Thủy Biều, xây thêm hệ thống phòng nghệ thuật, phòng giáo dục thể chất, nhà xe, nhà vệ sinh; ốp men, sửa chữa nhà học, nhà vệ sinh, lối đi, sân vườn cho một loạt trường MN như Phú Cát (168 triệu đồng), Kim Long (257 triệu đồng), Vĩnh Ninh (150 triệu đồng)... Riêng Trường MN I cần hỗ trợ kinh phí cải tạo công trình 2 phòng học, nhà vệ sinh gần 400 triệu đồng. Đây chỉ là những công trình mang tính cải tạo, chủ yếu thực hiện các hạng mục, như lát gạch men, thay ngói, làm mới sân chơi, chống trơn, làm vòm chống nắng từ dãy phòng này sang dãy phòng khác (MN Kim Long); cải tạo, chống thấm, quét vôi các lớp (MN Vĩnh Ninh). Cũng có những công trình mới được đầu tư nhưng năm nay lại có nhu cầu sửa chữa, như Mầm non II cần xây lại bếp ăn…
Ở bậc TH, số tiền dành cho cải tạo sửa chữa nhỏ tối thiểu cũng gần 3 tỷ đồng với những hạng mục, như xây bếp bán trú, sửa chữa các phòng học bị xuống cấp ở Thủy Biều, lát sân trường, cải tạo sân bóng đá ở Xuân Phú, làm nhà để xe cho giáo viên ở Kim Long; cải tạo mái tôn, hàng rào ở Vĩnh Ninh... với kinh phí dưới 100 triệu đồng/trường. Nhưng cũng có một số cần sửa chữa lớn hơn như Trường TH Ngự Bình lập dự trù 830 triệu đồng, Thuận Lộc 362 triệu đồng, TH Phường Đúc với 318 triệu đồng để lát nền sân, làm nhà xe, sửa hàng rào, cải tạo chống thấm. Bậc THCS có nhu cầu trên 5,6 tỷ đồng với các hạng mục như chống dột, xây sân bóng (THCS Chu Văn An), quét vôi (Phan Sào Nam), Trần Phú; Nguyễn Thị Minh Khai cần hơn 200 triệu đồng để lắp đặt hệ thống quạt mát, Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng cần 355 triệu đồng… Ngoài nhóm sửa chữa nhỏ, năm nay Trường THCS Lý Tự Trọng đề xuất hỗ trợ hớn 2,6 tỷ đồng để lát sân trường, làm nhà đa năng..; Trường THCS Tôn Thất Tùng cần hỗ trợ 1,1 tỷ đồng để xây hàng rào, cổng, cải tạo sân trường…
Để triển khai sớm, ngay từ cuối tháng 6, Phòng GD&ĐT TP Huế đã yêu cầu các trường báo cáo tình trạng để kiểm tra, lên kế hoạch thực hiện. Bảo đảm tiến độ thi công, phòng thường phải “ứng” các khoản dự trữ để các trường tiến hành khởi công tại đơn vị mình. Khi thành phố rót kinh phí về cũng lúc các công trình đi vào hoàn thành, kịp tiến độ năm học mới. Đây là cách làm linh hoạt để đảm bảo thời gian, nhân lực trong xây dựng, sửa chữa dịp hè mỗi năm. Nhờ vậy, cứ vào tháng 7, hầu hết các ngôi trường ở Huế lại có dịp thay da đổi thịt. Hiện nay, mỗi hè, kinh phí dành cho xây mới của Huế nhiều khi ít hơn kinh phí tu bổ CSVC. Có năm kinh phí đầu tư sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh… ước tính trên 12 tỷ đồng cho khoảng 250 hạng mục, trong khi xây mới chỉ trên chục phòng với 6,7 tỷ đồng. Riêng hè 2015 này, ngành GD&ĐT thành phố sẽ dành trên 20 tỷ đồng đầu tư mới cũng như tu bổ CSVC, trang thiết bị cho các trường học trên địa bàn.
Bài, ảnh: Hương Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

TIN MỚI

Return to top