Tàu vũ trụ Nga mất kiểm soát, sắp rơi xuống Trái Đất!
TTH.VN - Một tàu vũ trụ không người lái của Nga mất kiểm soát trong không gian khi đang thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và sẽ rơi xuống Trái Đất trong vài ngày tới.
Igor Komarov, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Roskosmos của Nga, cho biết các kỹ sư đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát con tàu sau khi nó tách khỏi tên lửa đẩy Soyuz 2.1, phóng từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan hôm 28/4.
![]() |
Tàu vũ trụ được phóng từ Trung tâm vũ trụ Baikonur, Kazakhstan hôm 28/4-Ảnh: EPA |
Tuy nhiên, tàu vũ trụ không người lái Progress M-27M chở ba tấn hàng hóa tiếp tế cho các phi hành gia trên ISS đã mất kiểm soát trong không gian, cách Trái Đất khoảng 160 km. Một phát ngôn viên của Roskosmos nói vớiReuters rằng thiệt hại sự cố có thể lên đến 2,59 tỷ rúp (50,7 triệu USD).
Video từ Progress M-27M cho cho thấy con tàu xoay với tốc độ chóng mặt, hình ảnh Trái Đất và Mặt Trời xuất hiện rồi biến mất trong khung hình. Con tàu dự kiến sẽ rơi trở lại và bị đốt cháy trong khí quyển Trái Đất ngày 5-7/5.
Alexander Ivanov, phó giám đốc Roskmosmos, từ chối bình luận về nguyên nhân sự cố, nhưng cho biết ủy ban sẽ đưa ra kết luận trước 13/5. "Còn quá sớm để đổ lỗi cho ai hay bất cứ điều gì", ông phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại trụ sở cơ quan ở Moscow.
Theo Telegraph, mặc dù không thể chở hàng tiếp tế cho các nhà khoa học trên ISS, giới chức Nga khẳng định vụ việc không gây nguy hiểm cho các phi hành gia tại đó.
"Họ có đủ oxy, nhiên liệu, thực phẩm và nước uống trên trạm để tiếp tục hoạt động cho đến khi có tàu khác tiếp tế. Tôi đã trao đổi với các phi hành gia và tinh thần họ rất tốt", Alexander Sovolov, quan chức phụ trách tiếp tế của Nga cho ISS nói. "Quỹ đạo quay mất kiểm soát của tàu quá thấp, không có nguy cơ tàu sẽ va chạm với trạm vũ trụ", ông nói thêm./.
Theo VnExpress
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam (03/02)
-
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
- Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?