Thế giới
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF):

190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước

ClockThứ Hai, 20/03/2023 17:02
TTH.VN - Một phân tích mới từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 190 triệu trẻ em ở 10 quốc gia châu Phi có nguy cơ cao nhất từ sự kết hợp của 3 mối đe dọa liên quan đến nước bao gồm: Nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH) không đầy đủ; những bệnh liên quan; và các hiểm họa khí hậu.

UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030

leftcenterrightdel
 

Trẻ em xếp hàng chờ nhận nước sinh hoạt tại tỉnh Hajjah, Yemen. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Nghiên cứu được công bố vào ngày hôm nay (20/3), trong đó tiến hành xem xét khả năng tiếp cận các dịch vụ WASH của các hộ gia đình, gánh nặng của tử vong liên quan đến các dịch vụ WASH ở trẻ em dưới 5 tuổi, và mức độ tiếp xúc với các mối nguy hiểm về khí hậu và môi trường; đồng thời tiết lộ nơi mà trẻ em phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất, cũng như nơi rất cần đầu tư vào các giải pháp để ngăn chặn những trường hợp tử vong không đáng có.

Người phụ trách các chương trình nước toàn cầu, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh của UNICEF, ông Sanjay Wijesekera cho biết: “Những cơn bão, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đang tàn phá các cơ sở vật chất và nhà cửa, làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra nạn đói và lây lan dịch bệnh. Mặc dù tình hình hiện tại đang đầy thách thức, nếu không có hành động khẩn cấp, tương lai thậm chí còn có thể ảm đạm hơn nhiều".

Cũng theo UNICEF, mối đe doạ này ở mức nghiêm trọng nhất tại Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Chad, Côte d'Ivoire, Guinea, Mali, Niger, Nigeria và Somalia, khiến khu vực Tây và Trung Phi trở thành một trong những khu vực có nước không an toàn và bị ảnh hưởng bởi khí hậu lớn nhất thế giới.

Trên toàn cầu, hơn 1.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do những bệnh liên quan đến các dịch vụ WASH; trong đó khoảng 5 trẻ thì có 2 trẻ tập trung ở 10 quốc gia này.

Những “điểm nóng” này cũng nằm trong top 25% trong số 163 quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ tiếp xúc với các mối đe dọa về khí hậu và môi trường cao nhất.

Tất cả 10 quốc gia nói trên cũng được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phân loại là dễ bị tổn thương hoặc cực kỳ dễ bị tổn thương, với những căng thẳng của xung đột vũ trang ở một số quốc gia đe dọa đảo ngược tiến trình hướng tới nước sạch và vệ sinh.

Đáng chú ý, phân tích mới của UNICEF được đưa ra trước thềm Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hiệp Quốc, sự kiện dự kiến sẽ được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ngày 22 – 24/3. Các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức có liên quan và những đại biểu tham gia khác sẽ nhóm họp lần đầu tiên sau 46 năm, nhằm xem xét tiến trình hướng tới đảm bảo tiếp cận nước và vệ sinh dành cho tất cả mọi người.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News & UNICEF)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Return to top