Thế giới

20 năm sau vụ 11/9, những bức ảnh vẫn gây chấn động mạnh

ClockThứ Bảy, 11/09/2021 15:49
Hai mươi năm trước, cả nước Mỹ đã chứng kiến cảnh những chiếc máy bay bị không tặc lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở TP New York, Lầu Năm Góc ở Washington D.C và một cánh đồng ở TP Shanksville, bang Pennsylvania vào ngày 11/9/2001.

Tổng thống Mỹ kêu gọi đoàn kết nhân kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/920 năm sự kiện 11/9: Cuộc chiến chống khủng bố chưa thể kết thúcGần 2/3 người Mỹ cho rằng thảm kịch đã thay đổi nước Mỹ mãi mãi20 năm sau vụ khủng bố 11/9: Phố Wall hồi sinh theo một cách khác

Những sự kiện xảy ra trong ngày hôm đó đã thay đổi nước Mỹ mãi mãi. Gần 3.000 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, bao gồm cả 19 kẻ không tặc thuộc nhóm khủng bố al-Qaeda. Đây vẫn là vụ tấn công do nước ngoài gây ra chết chóc nhất trên đất Mỹ. 

Sở Cứu hỏa New York cũng mất đi 343 lính cứu hỏa được cử đến để giải cứu những người sống sót từ đống đổ nát của tòa tháp đôi. Ngày nay, hơn 13.300 người phản ứng đầu tiên trong vụ 11-9 đăng ký tham gia Chương trình Trung tâm Thương mại Thế giới 11-9 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đang được điều trị ung thư.

Vụ tấn công khiến tổng thống khi đó là ông George W. Bush triển khai binh sĩ đến Afghanistan để săn lùng các tay súng al-Qaeda đang được Taliban, một phong trào Hồi giáo khác, hỗ trợ. Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm sau đó đã kết thúc vào ngày 31-8, ngày chính quyền Tổng thống Joe Biden hoàn thành việc rút toàn bộ quân nhân về nước. 

Dưới đây là những hình ảnh đáng nhớ nhất về ngày định mệnh 11-9-2001.

Ảnh: Reuters

Chiếc máy bay thứ 2 lao đến Tháp Nam sau khi Tháp Bắc bị tấn công. Ảnh: The New York Times

Ảnh: AP

Khu vực phía Nam của Lầu Năm Góc bốc cháy sau khi bị máy bay đâm vào. Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: Reuters

Điểm va chạm của chuyến bay United Airlines Flight 93 xuống 1 cánh đồng ở TP Shanksville, bang Pennsylvania. Ảnh: USA Today

Ảnh: Reuters

Lực lượng cứu hộ đánh giá thiệt hại sau khi tòa tháp đôi sụp đổ. Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: Reuters

Ảnh: Robert Stolarik

Ảnh: Angel Franco

Ảnh: Wall Street Journal

Cô Jenna Piccirillo nói với con trai: "Mẹ xin lỗi vì đã mang con đến thế giới điên rồ này", phía sau là làn khói đen bốc lên từ vụ khủng bố. Ảnh: Wall Street Journal

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top