Thế giới

5 điều cần biết về tình hình kinh tế toàn cầu

ClockThứ Ba, 11/05/2021 09:32
TTH.VN - Thế giới liệu có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra trong năm nay không? Công việc của chúng ta có đang gặp nguy hiểm không? Những ai phải chịu tổn thất nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng và có thể làm gì để phục hồi?

UNCTAD: Thương mại toàn cầu dự kiến giảm đến 20% trong năm 2020Đông Nam Á có đang đi đúng hướng trên đà phục hồi hậu đại dịch COVID-19?

Kinh tế thế giới đứng trước nhiều biến động do đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: NLD

Trong bối cảnh Cục Kinh tế và Xã hội của LHQ (DESA) chuẩn bị tung ra bản cập nhật giữa năm của báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới (WESP) năm 2021, đây là 5 điều cần biết về tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay.

1. Mỹ và Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ, ngược với nhiều nước đang phát triển

Trong khi sản lượng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, nhiều nền kinh tế đang phát triển được cho là sẽ không thể sớm trở lại mức sản lượng trước đại dịch COVID-19. Theo đánh giá, tác động của đại dịch còn lâu mới kết thúc đối với hầu hết các nước đang phát triển, nơi mà các chiến dịch tiêm chủng tiến triển chậm và áp lực tài chính ngày càng gia tăng.

2. Những người dễ bị tổn thương nhất trở nên bấp bênh hơn

Các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới đã dẫn đến tình trạng mất việc làm ở quy mô lớn trong các ngành dịch vụ cần nhiều lao động và phải tiếp xúc ở mật độ cao, vốn chủ yếu sử dụng lao động nữ.

Đại dịch cũng làm bộc lộ tính dễ bị tổn thương của các việc làm phi chính thức, vốn là nguồn việc làm chính ở nhiều quốc gia, nhưng lại không được đảm bảo về an ninh việc làm, bảo trợ xã hội và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khiến những lao động trong nhóm ngành này - những người dễ bị tổn thương, càng phải đối mặt với tình trạng bấp bênh trong tình cảnh hiện tại.

3. Thương mại toàn cầu phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là ở châu Á

Thương mại hàng hóa đã vượt qua mức trước đại dịch, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng thiết bị điện và điện tử, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và các hàng hóa sản xuất khác. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ vẫn phải chịu nhiều lực cản bởi các hạn chế trong việc đi lại, du lịch quốc tế. Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu từ châu Phi, Tây Á và Cộng đồng các quốc gia độc lập vẫn đang bị đình trệ, thì xuất khẩu từ các nền kinh tế châu Á đã chứng kiến sự tăng vọt mạnh mẽ.

4. Đại dịch gây nhiều tổn hại hơn cho phụ nữ và trẻ em gái

Cuộc khủng hoảng này đang gây ra những tác động không tương xứng đến phụ nữ, những người bị tổn hại đáng kể về việc làm và thu nhập, góp phần làm gia tăng khoảng cách đói nghèo theo giới. Gánh nặng do nhiệm vụ chăm sóc gia đình ngày càng tăng, nhiều trẻ em gái và phụ nữ đã phải bỏ học và bỏ việc. Việc đi học và đi làm trở lại có thể phải mất nhiều thời gian hơn hoặc hoàn toàn có thể không xảy ra đối với nhiều người trong số đó, làm gia tăng thêm khoảng cách giới về trình độ học vấn, thu nhập và sự giàu có.

5. Các quốc gia cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết tác động không đồng đều của cuộc khủng hoảng COVID-19

Các quốc gia cần phải xây dựng các chính sách nhạy cảm về giới và có mục tiêu tốt hơn để thúc đẩy quá trình phục hồi một cách bền vững và toàn diện hơn sau cuộc khủng hoảng. Thực tế, ở tuyến đầu của đại dịch, hiện vẫn chỉ có ít phụ nữ được đại diện trong các phản ứng ra quyết định và các chính sách kinh tế liên quan đến đại dịch. Tác động nặng nề và không cân xứng của đại dịch đối với phụ nữ và trẻ em gái đòi hỏi phải có các chính sách và biện pháp hỗ trợ có mục tiêu hơn cho phụ nữ và trẻ em gái, không chỉ để đẩy nhanh quá trình phục hồi mà còn đảm bảo rằng quá trình phục hồi là toàn diện và dễ thích ứng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi
Return to top