Thế giới

ADB công bố báo cáo thống kê mới nhất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Sáu, 11/09/2020 21:31
TTH - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố ấn bản mới nhất của báo cáo “Các Chỉ số chính cho Khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2020”, báo cáo thống kê thường niên của khu vực.

ADB: Cần quản lý chặt chẽ hơn các rủi ro sức khỏe và thảm họa nước sau COVID-19Để phục hồi ngành du lịch châu Á-Thái Bình DươngADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịch

Trụ sở Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila, Philippines. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Trong đó, báo cáo cho thấy một tập hợp toàn diện các chỉ số kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường cho 49 thành viên khu vực của ADB trong giai đoạn 2000-2019. Thống kê chính trong báo cáo nêu bật, khu vực này đã trở thành khu vực đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, đạt 34,9% vào năm 2019, từ mức 26,3% trong năm 2000.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada nhận định: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt được những tiến độ phát triển to lớn trong 2 thập kỷ qua, trở thành khu vực đóng góp lớn nhất vào GDP toàn cầu, đồng thời đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo”.

Dữ liệu kịp thời và chính xác cho phép chúng ta nắm bắt tiến trình này và các lĩnh vực cần sự cải thiện hơn nữa. Sự tiếp cận rộng lớn vào dữ liệu, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục đóng góp vào tiến bộ của khu vực trên con đường phát triển bao trùm và bền vững hơn, ông Yasuyuki Sawada nói thêm.

Bên cạnh đó, báo cáo của ADB nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của châu Á- Thái Bình Dương trong đầu tư và thương mại toàn cầu. Các nền kinh tế trong khu vực đã nhận được hơn 1/3 tổng đầu tư trực tiếp toàn cầu trong năm 2019; trong khi tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của khu vực tăng lên 36,5% vào năm 2019, từ mức 28,4% trong năm 2000.

Đáng chú ý, hơn 1/2 số nền kinh tế báo cáo trong khu vực đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP từ 4% trở lên vào năm 2019. Tuy nhiên, những mức tăng này đang bị đe dọa bởi đại dịch COVID-19, với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm khi các biện pháp phong toả khiến hoạt động kinh doanh và hoạt động của người dân nói chung giảm mạnh.

Báo cáo cũng bao gồm một phần bổ sung đặc biệt xem xét cách nâng cao mức độ chi tiết của các ước tính đói nghèo, bằng cách tích hợp điều tra hộ gia đình và điều tra dân số với dữ liệu được trích xuất từ ​​hình ảnh vệ tinh. Báo cáo xác định những cân nhắc thực tế và các yêu cầu kỹ thuật đối với cách tiếp cận mới này trong việc lập bản đồ phân bổ nghèo đói theo không gian, đồng thời nêu ra các khoản đầu tư mà các cơ quan thống kê quốc gia yêu cầu nhằm tận dụng đầy đủ lợi ích của việc kết hợp các nguồn dữ liệu đổi mới vào chương trình làm việc thông thường.

Ngoài ra, báo cáo cũng cập nhật các chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) ở châu Á - Thái Bình Dương; các bảng và xu hướng khu vực; phân tích mới về xu hướng thay đổi trong phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu của châu Á trong việc cung cấp những sản phẩm khác nhau và dữ liệu cập nhật về các chuỗi giá trị toàn cầu; và bảng cập nhật cho từng quốc gia đối với 49 thành viên khu vực của ADB.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top