Thế giới

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á đang phát triển ở mức 4,9%

ClockThứ Sáu, 12/04/2024 06:29
TTH - Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 4,9% trong năm nay, khi khu vực này tiếp tục tăng trưởng bền bỉ trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ, xuất khẩu chất bán dẫn cải thiện và du lịch phục hồi.

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoàiADB đang đúng tiến độ thực hiện cam kết an ninh lương thực trị giá 14 tỷ USD

 Gạo được bày bán tại một cửa hàng ở thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 11/4, tăng trưởng sẽ tiếp tục ở mức tương tự trong năm tới. Bên cạnh đó, lạm phát dự kiến sẽ ở mức vừa phải trong năm 2024 và năm 2025, sau khi được thúc đẩy bởi giá lương thực tăng cao ở nhiều nền kinh tế trong 2 năm qua.

Tăng trưởng mạnh hơn ở Nam và Đông Nam Á, nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đang bù đắp cho sự chậm lại ở nền kinh tế Trung Quốc do sự suy yếu của thị trường bất động sản và mức tiêu dùng sụt giảm. Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong khu vực, với mức tăng trưởng 7% trong năm nay và 7,2% trong năm tới. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm tiếp theo.

Ông Albert Park, nhà kinh tế trưởng của ADB cho hay: “Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định của phần lớn các nền kinh tế ở khu vực châu Á đang phát triển trong năm nay và năm tới. Niềm tin của người tiêu dùng đang được cải thiện và hoạt động đầu tư nhìn chung có khả năng phục hồi nhanh. Nhu cầu bên ngoài dường như đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt là đối với chất bán dẫn”.

Mặc dù vậy, các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng bởi có một số rủi ro, bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Mỹ, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, và sự suy yếu hơn nữa của thị trường bất động sản ở Trung Quốc.

Lạm phát ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,2% trong năm nay và 3% vào năm tới, do áp lực giá cả toàn cầu giảm bớt và chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở nhiều nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với khu vực này (không bao gồm Trung Quốc), lạm phát vẫn cao hơn so với trước đại dịch COVID-19.

Giá gạo đã góp phần làm tăng lạm phát lương thực, nhất là đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo báo cáo nói trên, giá gạo có thể sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm nay. Các nguyên nhân bao gồm mất mùa do thời tiết bất lợi và các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Ngoài ra, chi phí vận chuyển toàn cầu tăng do các cuộc tấn công ở Biển Đỏ và hạn hán ở Kênh đào Panama cũng có thể làm tăng thêm lạm phát ở châu Á.

Nhằm giải quyết vấn đề giá gạo tăng cao và bảo vệ an ninh lương thực, các chính phủ có thể đưa ra những khoản trợ cấp có mục tiêu cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, và tăng cường tính minh bạch cũng như giám sát thị trường để ngăn chặn việc thao túng giá cả và đầu cơ. Trong trung và dài hạn, chính sách cần tập trung vào việc thiết lập nguồn dự trữ gạo chiến lược để ổn định giá cả, thúc đẩy canh tác bền vững và đa dạng hóa cây trồng, đồng thời đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất. Hợp tác khu vực cũng có thể giúp quản lý giá gạo và tác động liên quan.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026

Ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến bước chuyển đổi đáng chú ý, được đánh dấu bằng sự tăng trưởng ổn định, bền vững dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Sau khi trải qua quá trình phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, ngành này hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cân bằng.

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top