Thế giới

ADB: Số hóa và hợp tác khu vực có thể thúc đẩy tiến độ đạt Mục tiêu Phát triển Bền vững

ClockThứ Ba, 23/03/2021 15:11
TTH.VN - Chuyển đổi kỹ thuật số và tăng cường hợp tác khu vực giữa các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có thể thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng, công bằng và bền vững của khu vực sau đại dịch do COVID-19, đồng thời cũng mang lại tiến bộ cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), một báo cáo vừa được ADB công bố hôm nay (23/3) cho biết.

UOB: Doanh nghiệp vừa và nhỏ số hóa sẽ có triển vọng tốt hơn

Số hoá có thể làm giảm tác động của đại dịch đối với một số người ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: Tapchitaichinh

Có tên “Ứng phó với đại dịch COVID-19: Không để nước nào bị tụt lại phía sau”, báo cáo chung của Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) nhấn mạnh: “Đại dịch đã mang đến cho chúng ta cơ hội chỉ có một trong đời để đưa ra những lựa chọn táo bạo, đưa chúng ta đến con đường phục hồi xanh, mạnh mẽ, toàn diện và bền vững, phù hợp với tham vọng của các SDGs”.

Phó Chủ tịch ADB Bambang Susantono cũng kêu gọi cần nỗ lực hơn nữa “để xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương lành mạnh, an toàn hơn, công bằng và thịnh vượng hơn, thông qua các quan hệ đối tác bền vững và bao trùm”.

Báo cáo mới này của ADB cho rằng sự bất bình đẳng nghiêm trọng và tình trạng dễ bị tổn thương trong khu vực đã làm tăng tác động của đại dịch, đặc biệt là ở những người nghèo nhất, phụ nữ và các nhóm bị xã hội loại trừ. Báo cáo cũng ghi nhận nguy cơ một số khu vực có thể phục hồi nhanh hơn những khu vực khác và làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia.

Số hóa nhanh chóng có thể làm giảm tác động của đại dịch đối với một số người ở nhiều quốc gia, nhưng sự phân chia kỹ thuật số có thể kéo dài những tác động đó với các nhóm dễ bị tổn thương. Các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân nên làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng việc số hóa sẽ tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người và thúc đẩy tiến bộ trong các SDGs. Hợp tác khu vực có thể làm cho công nghệ kỹ thuật số có giá cả phải chăng hơn bằng cách tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối xuyên biên giới.

Theo nhận định của ADB và đối tác, các nỗ lực hợp tác khu vực cũng nên tập trung vào việc phát triển lấy con người làm trung tâm, tính bền vững và biến đổi khí hậu, nhằm giải quyết các yếu tố dễ bị tổn thương về môi trường đã làm gia tăng các tác động kinh tế - xã hội và sức khỏe mà đại dịch COVID-19 gây ra.

Báo cáo trên được đưa ra tại Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 về Phát triển bền vững. Diễn đàn năm nay tập trung vào việc xác định các động lực chính để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19 phù hợp với các lộ trình để đạt được các SDGs.

BẢO NGHI (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu

Theo tin từ Reuters ngày 11/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có - đánh dấu lần đầu tiên có bảo lãnh, có chủ quyền cho tài chính khí hậu.

ADB sẽ tăng các khoản cho vay liên quan đến khí hậu
Return to top