Thế giới

ADB-IFFEd mở khóa 500 triệu USD nguồn vốn tài trợ giáo dục ưu đãi ở châu Á

ClockThứ Bảy, 28/09/2024 10:51
TTH - Theo tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức này vừa ký một thỏa thuận với Quỹ Tài chính cho giáo dục quốc tế (IFFEd), mang lại ít nhất 500 triệu USD nguồn vốn tài trợ giáo dục ưu đãi mới cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (LMIC) tại châu Á - Thái Bình Dương.

Khu vực châu Á đang phát triển có bệ phóng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vữngADB: Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng

 Học sinh trên một ngôi trường nổi ở Bangladesh. Ảnh: NPR

Ông Karthik Krishnan, Tổng giám đốc điều hành IFFEd khẳng định “đầu tư vào giáo dục và kỹ năng ở các nước thu nhập thấp và trung bình là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và đạt được tiến bộ trong các mục tiêu về sức khỏe, khí hậu và công bằng toàn cầu.

Được biết, các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB hiện đủ điều kiện nhận tài trợ của IFFEd bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Mông Cổ, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Timor-Leste, Uzbekistan và Việt Nam.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB, AFP & Khmertimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top