Thế giới

AFMGM: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phục hồi, phát triển kinh tế

ClockThứ Sáu, 08/04/2022 15:18
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ kinh nghiệm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine.

UNDP sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triểnRa mắt Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Mexico-Việt Nam nhiệm kỳ mớiViệt Nam ủng hộ giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhânViệt Nam cảm ơn nỗ lực ngoại giao của người bạn Mỹ thân thiết McAuliffĐại sứ Việt Nam tại Andorra mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước

Dây chuyền sản xuất giầy xuất khẩu tại nhà máy của Công ty. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ngày 8/4, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 8.

Bên lề hội nghị, các Bộ trưởng và Thống đốc đã có phiên đối thoại với lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO).

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ kinh nghiệm Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine đã làm nền tảng cho việc phục hồi các hoạt động kinh tế.

Cũng tại phiên đối thoại, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã chia sẻ nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực ASEAN; trong đó những thách thức chính sách trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là làn sóng của biến thể Omicron và tác động bất ổn chính trị ở châu Âu.

Hội nghị ghi nhận bức tranh khả quan về phục hồi của khu vực với mức tăng trưởng từ 4% năm 2021 lên dự kiến 5,2% trong năm nay.

Các bộ trưởng, thống đốc và lãnh đạo các tổ chức quốc tế cho rằng tiến trình tiêm chủng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu, chính sách tài khóa, tiền tệ thích ứng kịp thời vẫn cần thiết nhằm phục hồi kinh tế.

Cũng trong buổi sáng, các Bộ trưởng Tài chính đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 26 để cập nhật về tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác tài chính trong khuôn khổ các ủy ban công tác ASEAN.

Dự kiến, trong buổi chiều, các bộ trưởng và thống đốc ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 8 và sẽ có phiên đối thoại với các cộng đồng doanh nghiệp ASEAN.

Các bộ trưởng và thống đốc cũng sẽ thảo luận và thông qua Tuyên bố chung của hội nghị.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương

Theo lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm), đơn vị sẽ tổ chức kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế trong 2 ngày 28 và 29/12.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương
Return to top