Thế giới

AMRO: Các nền kinh tế ASEAN+3 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022

ClockThứ Năm, 07/10/2021 15:06
TTH.VN - Hoạt động kinh tế ở khu vực ASEAN+3 (bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) hiện được dự báo sẽ mở rộng 6,1% vào năm 2021, giảm so với mức 6,7% được dự báo trước đó hồi đầu năm nay.

ASEAN tham gia Triển lãm thế giới World Expo 2020 tại DubaiASEAN triển khai mua vắc xin COVID-19 cho các nước thành viên

Các nền kinh tế ASEAN+3 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 5% trong năm 2022. Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là dự báo được Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) công bố vào ngày hôm nay (7/10).

Trong đó, nhóm các nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Plus-3) đang tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ cho 2/3 dân số, hưởng lợi từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 hiệu quả, cho phép nền kinh tế nội địa mở cửa khá đầy đủ.

Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN được dự báo sẽ chậm hơn nhiều ở mức 2,7%, do những làn sóng lây nhiễm mới tái diễn, và việc thắt chặt lại các biện pháp ngăn chặn COVID-19.

Trong năm tới, các nhà phân tích của AMRO kỳ vọng ASEAN+3 nói chung sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 5%. Lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng lên mức 2,9% vào năm 2022, từ mức 2,4% trong năm nay.

Đối với ASEAN, các nhà phân tích kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng 5,8%. Lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng lên mức 3,5% vào năm 2022, từ mức 3% trong năm nay.

Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày 7/10, nhà kinh tế trưởng của AMRO, ông Hoe Ee Khor lưu ý: "Đại dịch này rất không đồng đều... về tác động và sự phục hồi". Cụ thể, tác động của đại dịch đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế, chẳng hạn như mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào lĩnh vực dịch vụ, như du lịch...

Bên cạnh đó, nhà kinh tế trưởng của AMRO cho rằng, trong tương lai, tiêm chủng sẽ đóng một vai trò lớn vào tốc độ nhanh chóng mà các nền kinh tế sẽ phục hồi. "Nhìn chung, những gì chúng ta đang chứng kiến là các nền kinh tế Plus-3 đã hoạt động tốt, đặc biệt là Trung Quốc trong việc ngăn chặn đại dịch, và chúng tôi kỳ vọng các nền kinh tế Plus-3 sẽ tăng trưởng khá nhanh so với các nước ASEAN, vốn bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh mới nhất”, ông Hoe Ee Khor nói thêm.

Cũng theo nhà kinh tế trưởng của AMRO, ngay cả giữa các quốc gia thành viên ASEAN, do tính chất đa dạng của nền kinh tế, họ đã bị ảnh hưởng khác nhau. Chính vì vậy, không ngạc nhiên, khi họ phục hồi, tốc độ phục hồi cũng sẽ khác nhau trong khu vực này. 

"Điều quan trọng nhất trong tương lai là hầu hết các quốc gia đã tăng cường chiến dịch tiêm chủng, và chúng tôi cảm thấy yên tâm rằng vào đầu năm tới, hầu hết các quốc gia sẽ có thể đạt được một mức độ miễn dịch nhất định, và có thể mở cửa đầy đủ hơn. Và do đó, nền kinh tế sẽ có thể phục hồi khá tốt", ông Hoe Ee Khor nhận định.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Return to top