Thế giới

Ấn Độ: 20.000 người nhiễm sốt xuất huyết trong vòng 5 năm

ClockChủ Nhật, 13/09/2015 16:56
TTH - Theo thông tin được đăng tải trên tờ CNA ngày 13/9, số ca sốt xuất huyết ở Ấn Độ chạm mức cao kỷ lục, với trên 20.000 trường hợp nhiễm bệnh trong 5 năm trở lại đây và dự kiến ​​con số này sẽ tăng cao hơn nữa vào các năm tiếp theo.

Cuộc chiến kiềm chế sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết đang trở thành một thách thức đặc biệt khó khăn đối với một số nước châu Á. Khoảng 70% các ca sốt xuất huyết trên thế giới được ghi nhận ở khu vực này, trong đó Ấn Độ chiếm 34% tổng số các ca nhiễm.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Lượng mưa giảm, trong khi độ ẩm tăng dẫn đến sự tăng đột biến số lượng muỗi Aedes và các trường hợp sốt xuất huyết trong năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 1.200 người đang nhiễm sốt xuất huyết ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ).
Ông Jagdish Prasad, Giám đốc Dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ nhận định, cải thiện môi trường và hệ thống y tế công cộng là cách duy nhất để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top