Thế giới

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 23/12/2024 06:07
TTH - Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025Thanh niên châu Á phải dẫn đầu trong nỗ lực xanh toàn cầuKhí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

 Hành động chống và thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Trong bối cảnh những thách thức này, Trung tâm Toàn cầu về Thích ứng (GCA) đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các giải pháp thích ứng, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Năm nay chứng kiến những cột mốc quan trọng, nhưng cùng lúc cũng nhấn mạnh đến nhu cầu phải nỗ lực bền vững và toàn diện hơn để bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Do đó, trung tâm GCA cam kết tiếp tục củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong việc thúc đẩy các chiến lược thích ứng với khí hậu trên toàn cầu, hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cộng đồng để mở rộng quy mô hành động.

Vào năm 2024, các khu vực đô thị tiếp tục nổi lên như những người đi đầu trong nỗ lực thích ứng với khí hậu, đặc biệt là khi các thành phố đang ở “tuyến đầu” hứng chịu của tác động của mực nước biển dâng, lũ lụt gia tăng và nhiệt độ cực đoan. Trước tình hình này, GCA đã thúc đẩy các thành phố đưa khả năng phục hồi vào quy hoạch đô thị, cung cấp chuyên môn kỹ thuật và tư vấn chính sách để tích hợp hành động thích ứng với khí hậu vào cơ sở hạ tầng đô thị.

Các giải pháp dựa trên thiên nhiên (NbS) là một trong những đặc điểm nổi bật của nỗ lực thích ứng với khí hậu năm 2024. GCA là người ủng hộ mạnh mẽ NbS, nhấn mạnh tiềm năng của các giải pháp này nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế. Được biết, NbS bao gồm các dự án như phục hồi rừng ngập mặn, tái trồng rừng và bảo tồn đất ngập nước, cung cấp giải pháp bền vững để giảm thiểu lũ lụt, xói mòn bờ biển và căng thẳng nhiệt.

Theo Báo cáo xu hướng và tình hình năm 2024 của GCA, tài chính thích ứng với khí hậu vẫn chưa đủ so với nhu cầu ngày càng tăng của các nước đang phát triển. Báo cáo kêu gọi các quốc gia phát triển cam kết cung cấp 100 tỷ USD/năm cho hoạt động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nội dung đã được nhất trí trong Thỏa thuận Paris.

Nhìn về năm 2025 và xa hơn, thách thức sẽ là duy trì và mở rộng các nỗ lực này. Các ưu tiên của GCA bao gồm tăng cường tài chính, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm và đảm bảo các chiến lược thích ứng vừa do địa phương lãnh đạo vừa được phối hợp trên toàn cầu. Với tác động của biến đổi khí hậu đang gia tăng, nhu cầu về các sáng kiến thích ứng nhanh chóng, quy mô lớn là rất quan trọng.

HẠNH NHI (Lược dịch từ Global Center on Adaption)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top