Thế giới

Ấn Độ biến rác thải thành... tiền mặt

ClockThứ Ba, 02/01/2018 21:02
TTH - Nắm bắt được mục tiêu tốt đẹp từ chiến dịch của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hiện có khoảng 1 triệu dân thuộc thành phố Mysuru (Mysore) đang tích cực triển khai công tác làm sạch thành phố và tái chế rác thải thành phân hữu cơ và nguồn năng lượng điện.

Chiến dịch dọn dẹp và tái chế rác thải nhận được sự ủng hộ lớn từ người dân Mysuru. Ảnh: Bloomberg

Theo đó, cứ 6h30 sáng, người dân sẽ tự giác tập trung rác thải tại các xe đẩy của nhân viên vệ sinh, trong đó nguồn rác thải đã được phân chia thành hai loại: có thể sử dụng làm phân bón và không thể sử dụng làm phân bón. Các vật liệu có thể tái sử dụng như chai, kim loại, giày dép và ly nhựa được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, phần rác thải còn lại được ủ và bán cho nông dân để làm phân bón. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng hỗ trợ chiến dịch bằng cách đầu tư nhiều hơn vào việc thành lập các nhà máy phân hữu cơ...

Các biện pháp tái xử lý rác thải được thực hiện khá thành công, nâng tổng số lượng phân bón làm từ rác thải bán cho nông dân của Ấn Độ lên thành 1,31 triệu tấn trong tháng 8/2017, mức tăng đáng kể so với 0,15 tấn của năm 2016. Hiện nước này vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch, hứa hẹn trong thời gian tới, bộ mặt đất nước sẽ tích cực thay đổi và trở thành môi trường sống xanh sạch đẹp của người dân.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Vientianetimes, Japantimes, Economic times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Return to top