Thế giới

Ấn Độ cam kết hỗ trợ 3,5 triệu USD cho các nước đang phát triển

ClockThứ Ba, 20/08/2024 05:07
TTH - Hãng tin Devdiscourse cập nhật, Ấn Độ vừa cam kết hỗ trợ 3,5 triệu USD để giúp các nước đang phát triển thúc đẩy thương mại và xây dựng năng lực khi quốc gia này đang cố gắng định vị mình là nước dẫn đầu các quốc gia Nam Bán cầu, đồng thời hướng đến mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047.

Gián đoạn dịch vụ y tế tại Ấn Độ do bác sĩ đình côngBiến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa gây lở đất chết người ở Ấn ĐộẤn Độ sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2024

 Ấn Độ sẽ tài trợ kinh phí để giúp tăng năng lực của các nước đang phát triển. Ảnh minh họa: Economic Times/VTV.vn

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Nam Bán cầu lần thứ ba: “Chúng tôi đề xuất một Hiệp ước Phát triển Toàn cầu toàn diện được xác định dựa trên các ưu tiên của địa phương”.

Theo ông Narendra Modi, chương trình sẽ lấy con người làm trung tâm, thể hiện tính đa chiều với trọng tâm là chia sẻ công nghệ và sẽ có nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án.

Kế hoạch này sẽ giúp các nước đang phát triển tránh được bẫy nợ. Trong đó, Ấn Độ sẽ tài trợ kinh phí để giúp tăng năng lực của các nước đang phát triển và giúp họ đạt được các thỏa thuận thương mại tốt hơn, cũng như thúc đẩy thương mại phát triển. Ngoài ra, Ấn Độ có thể đóng vai trò là cầu nối giữa Nam Bán cầu và các quốc gia phát triển, thúc đẩy đối thoại và thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ có lợi cho tất cả mọi người.

Về lo ngại, Ấn Độ sẽ trình bày tại cuộc họp của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc dự kiến diễn ra tại New York vào tháng tới.

Được biết, Ấn Độ đã và đang nỗ lực định vị bản thân là một nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển khi thể hiện ý kiến và đóng góp trong nhiều lĩnh vực.

“Trong bối cảnh Nam Bán cầu đang chịu ảnh hưởng của xung đột, căng thẳng và áp lực, các nước phải cùng nhau, hành động như một gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tài chính và công nghệ quan trọng tiến đến thị trường Nam Bán cầu”, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định.

Trong một diễn biến có liên quan, Ấn Độ đã kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ưu tiên các vấn đề thương mại thực tế, có tác động đến các nước đang phát triển, đơn cử như tiếp cận tài chính và công nghệ, thu hẹp khoảng cách số, tăng cường viện trợ hiệu quả cho thương mại, an ninh lương thực và các vấn đề cản trở phát triển số.

Về đề xuất, chính phủ New Delhi cho rằng, các cơ quan WTO nên dành ít nhất một phiên họp vào năm 2024 để giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm về phát triển. Họ cũng nên dành ít nhất một phiên họp để tập trung sâu và thảo luận thêm về những nhu cầu cụ thể của các nước kém phát triển, các nước không có biển…

Được biết, sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là tiếng nói của Nam Bán cầu đã và đang vẽ ra một câu chuyện hấp dẫn cho một tương lai được xây dựng trên sự hợp tác, toàn diện và thịnh vượng chung. Sự thành công không chỉ phụ thuộc vào Ấn Độ mà còn phụ thuộc vào hành động chung của tất cả các quốc gia đang phát triển. Bằng cách thu hẹp khoảng cách, tìm ra tiếng nói chung và chia sẻ những điều tốt nhất, Nam Bán cầu có thể tạo ra một mặt trận thống nhất hơn trên trường thế giới.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp và lược dịch từ The Business Times, The Hindu Business Line & Linkedin)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G?

Sau khi Thừa Thiên Huế online có thông tin “Hơn 3.700 thuê bao 2G được tặng điện thoại” (ngày 23/9), một số độc giả gửi thắc mắc đến Báo Thừa Thiên Huế với nội dung “không phải hộ nghèo có được nhận hỗ trợ thiết bị 4G của nhà mạng”.

Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G
Return to top