Thế giới

Biến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa gây lở đất chết người ở Ấn Độ

ClockThứ Năm, 15/08/2024 11:48
TTH - Theo kết luận của nhóm các nhà khoa học quốc tế World Weather Attribution (WWA), biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm gia tăng lượng mưa, từ đó dẫn đến các vụ lở đất khiến hơn 200 người thiệt mạng ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ vào tháng trước.

Tăng cường vốn tự nhiên là chìa khóa cho tăng trưởng xanhNăm 2024 “ngày càng có khả năng” trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

 Lực lượng cứu hộ Ấn Độ tìm kiếm người mất tích sau các trận lở đất ngày 30/7. Ảnh: Reuters/Tuoitre

Các trận lở đất vào ngày 30/7 tại vùng Wayanad của bang ven biển này là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 2018, khi lũ lụt làm hơn 400 người tử vong.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng những trận mưa gió mùa trong một ngày ở Wayanad đã nặng hơn 10% do biến đổi khí hậu. Đáng lưu ý, những trận mưa lớn trong một ngày ở Kerala sẽ nặng thêm 4% nữa nếu thế giới không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và tình trạng nóng lên toàn cầu chạm mốc tăng 2 độ C.

Để ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai, WWA khuyến nghị cần giảm thiểu nạn phá rừng và khai thác đá, gia cố các sườn dốc dễ bị tổn thương và xây dựng các công trình chắn để bảo vệ các khu vực dễ bị tổn thương.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ Straitstimes, ADB & Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top