Thế giới

Ấn Độ: Đại dịch tạo ra cuộc khủng hoảng thứ hai - nạn buôn bán trẻ em gia tăng

ClockThứ Hai, 26/10/2020 14:39
TTH.VN - Ở Ấn Độ, trẻ em được phép làm việc từ năm 14 tuổi, nhưng chỉ trong các doanh nghiệp gia đình và không bao giờ được làm việc trong điều kiện độc hại. Nhưng nền kinh tế của đất nước đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và nhiều người đã mất việc làm, buộc một số gia đình cho phép con cái họ đi làm...

COVID-19: Ấn Độ vượt ngưỡng 7 triệu ca nhiễmẤn Độ cam kết sử dụng năng lực sản xuất vaccine giúp nhân loại chống lại đại dịch

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng nạn buôn bán trẻ em ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong những năm gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường hệ thống luật pháp về lao động trẻ em, nhưng trong 6 tháng qua - với việc COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách.

“Trẻ em chưa bao giờ phải đối mặt với khủng hoảng như vậy,” chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2014 Kailash Satyarthi nói. “Đây không chỉ đơn giản là khủng hoảng sức khỏe hay khủng hoảng kinh tế. Đây là khủng hoảng về công lý, về nhân đạo, về tuổi thơ, về tương lai của cả một thế hệ.”

Khi Ấn Độ bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào tháng 3, các trường học và nhà máy đều đóng cửa. Hàng triệu trẻ em đã bị tước đi bữa ăn trưa ở trường và rất nhiều trẻ mất việc làm.

Những kẻ buôn người đã tận dụng tình thế này bằng cách nhắm vào các gia đình đang tuyệt vọng, các nhà hoạt động nhân đạo cho biết.

Từ tháng 4 đến tháng 9/2020, 1.127 trẻ em bị nghi là nạn nhân của nạn buôn người đã được giải cứu trên khắp Ấn Độ và 86 kẻ bị cáo buộc buôn người đã bị bắt giữ, theo Phong trào Cứu trợ tuổi thơ (Bachpan Bachao Andolan) do Kailash Satyarthi đứng đầu.

Hầu hết những trẻ em này đến từ các vùng nông thôn của các bang nghèo hơn, chẳng hạn như Jharkhand hoặc Bihar. Ông Pramila Kumari, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Trẻ em của bang Bihar, cho biết Ủy ban của ông đã nhận được nhiều khiếu nại hơn về nạn buôn người trong đại dịch.

Buôn bán trẻ em - khi những đứa trẻ bị lừa, bị ép buộc hoặc bị thuyết phục rời khỏi nhà và sau đó bị bóc lột, ép làm việc hoặc bị bán - có thể xảy ra theo nhiều phương thức khác nhau. Các chuyên gia cho biết đôi khi, trẻ em bị dụ dỗ bằng những lời hứa hão huyền mà cha mẹ chúng không hề hay biết. Cũng có lúc các bậc cha mẹ tuyệt vọng và giao con cái của họ đi làm để kiếm tiền gửi về nhà.

Những đứa trẻ được giải cứu cho biết chúng bị buộc phải làm việc không lương trong điều kiện tồi tệ. Một số trẻ nói rằng chúng cũng đã từng bị lạm dụng thể chất. Không có nguồn lực và dưới sự kiểm soát của những kẻ buôn người, nhiều trẻ không biết cách nào để chạy trốn hoặc liên lạc với gia đình của mình.

Theo các nhà hoạt động vì quyền trẻ em và cảnh sát, những kẻ buôn người thường rất quen thuộc với cộng đồng địa phương, thậm chí có khi là một người uy tín trong chính cộng đồng đó.

Và những trẻ em có nguy cơ cao nhất là những trẻ em trong các gia đình đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói nghiêm trọng – hiện thân của sự bất bình đẳng về tài sản khổng lồ của đất nước Ấn Độ, và việc này đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top