Thế giới

Ấn Độ dự báo trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2023

ClockThứ Năm, 22/12/2022 15:17
TTH.VN - Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm tới, khi ngành bán lẻ nước này bùng nổ sau đại dịch, với nhu cầu tăng mạnh đối với mọi thứ, từ ô tô đến tivi, than đá và cả máy bay.

Ấn Độ trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giớiẤn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng caoASEAN ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp Ấn Độ

Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong năm 2023. Ảnh minh hoạ: Economic Times/NLD

Nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 6% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024, một báo cáo của Ngân hàng trung ương Ấn Độ tháng này cho biết.

Mặc dù chậm hơn so với mức tăng trưởng dự kiến 6,8% của năm tài chính hiện tại (kết thúc vào ngày 31/3/2023) nhưng triển vọng này rõ ràng là một tín hiệu đầy lạc quan, trái ngược với các dự báo ảm đạm cho năm 2023 ở Mỹ, châu Âu và cả ở Trung Quốc - nơi làn sóng gia tăng số ca nhiễm COVID-19 gần đây dự kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động trong năm tới.

Tâm trạng lạc quan đang được xem là động lực thúc đẩy chi tiêu và đầu tư ở Ấn Độ, mặc dù sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều khi mang lại lợi ích cho khu vực thành thị nhiều hơn là khu vực nông thôn vốn đang gặp khó khăn của nước này.

Ông Sridhar Sivaram, Giám đốc đầu tư của Enam Holdings, một tập đoàn đầu tư tư nhân, cho rằng “nếu Ấn Độ làm mọi thứ đúng đắn, chúng ta có thể thấy dòng vốn nước ngoài tăng đáng kể trong 1-2 năm tới”. Được biết, tỷ trọng của Ấn Độ trong Chỉ số thị trường mới nổi MSCI - thước đo kết quả hoạt động của thị trường cổ phiếu, đã tăng từ 8% vào năm 2019 lên 16% vào tháng 10/2022, đưa Ấn Độ vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau Trung Quốc.

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn đã đầu tư 22 tỷ USD vào Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 4 - tháng 10/2022, ngang bằng với năm trước. Dữ liệu của chính phủ cho thấy phần mềm máy tính, công ty dịch vụ, thương mại, năng lượng phi truyền thống và hóa chất chiếm hơn 50% dòng vốn đổ vào nước này tính đến tháng 9 năm nay.

Phục hồi không đồng đều

Theo Reuters, hoạt động kinh tế của Ấn Độ đang phục hồi tích cực sau làn sóng COVID thứ 3 năm 2021, khi đợt bùng phát này ít nghiêm trọng hơn so với lo ngại, khiến nước này dỡ bỏ hầu hết các hạn chế về COVID-19, giải phóng nhu cầu bị dồn nén về nhà ở, ô tô và hàng tiêu dùng ở các khu vực thành thị.

Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội cho thấy nhu cầu đối với các dịch vụ như khách sạn, du lịch và giải trí đã tăng 7,4% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019, trước khi cuộc khủng hoảng COVID xảy ra.

Anjan Chatterjee, Giám đốc điều hành Specialty Restaurants - công ty quản lý chuỗi quán ăn trên khắp đất nước, cho biết công ty này đang tăng trưởng mạnh trở lại, sau một thời gian đầy khó khăn “mà chúng tôi không biết liệu mình có thể sống sót hay không”.

Đầu tư phục hồi

Việc Ấn Độ mở cửa trở lại là một trong những lý do khiến nhu cầu điện và than tăng mạnh, thúc đẩy chính phủ đẩy mạnh nhập khẩu khí đốt, trong khi nhiều công ty cũng đang tìm đến tín dụng ngân hàng để tăng công suất.

Chẳng hạn, Air India đang cân nhắc các đơn đặt hàng khổng lồ cho khoảng 500 máy bay trị giá hàng chục tỷ USD từ cả Airbus và Boeing, Reuters đưa tin.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ số đều cho thấy những tín hiệu tích cực.

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng ở mức trung bình 7,4% trong 12 tháng qua tính đến tháng 11/2022, cao hơn so với mức 6,3% trong năm 2018 - 2019 và 4,7% trong năm 2017 - 2018, Trung tâm Theo dõi Kinh tế Ấn Độ ước tính.

Lạm phát cao, được dự đoán trung bình 6,7% trong năm 2022 - 2023, cũng ảnh hưởng đến chi tiêu ở khu vực nông thôn - nơi tăng trưởng tiền lương không theo kịp khu vực thành thị và thu nhập khả dụng thấp hơn.

Nhu cầu toàn cầu chậm lại cũng bắt đầu ảnh hưởng đến xuất khẩu đối với các mặt hàng như dệt may của Ấn Độ.

Dù vậy, sự lạc quan vẫn bao trùm, được thúc đẩy bởi triển vọng từ các khoản đầu tư tư nhân mới. Đồng thời, Ấn Độ cũng hy vọng sẽ được hưởng lợi khi các tập đoàn toàn cầu bắt đầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm

Báo cáo kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 6 diễn ra sáng 26/6 đã chỉ ra nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng tích cực, đặc biệt, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 6,01%, xếp thứ 10/14 các tỉnh/thành Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành cả nước.

Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm
Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh

“Trải nghiệm sản phẩm tẩy rửa tự nhiên” là workshop do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/6 với sự đồng hành của thương hiệu Myy Nature - Tinh hoa dược liệu Cố đô và Enzym sinh học Hoàng Anh.

Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh
Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100% đại biểu

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 17/6, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đầu tư công; phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2024…

Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100 đại biểu
Return to top