Thế giới

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ hỗ trợ chuỗi cung ứng ứng phó khủng hoảng

ClockThứ Năm, 01/08/2024 06:19
TTH - Tạp chí Nikkei Asia ngày 31/7 đưa tin, Hàn Quốc và Nhật Bản vừa đảm nhận trách nhiệm trong một mạng lưới giúp củng cố các chuỗi cung ứng thuộc Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), đảm bảo các thành viên duy trì khả năng tiếp cận các nguồn cung thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp.

Mỹ - Nhật - Hàn ký kết văn bản chính thức hóa hợp tác an ninh ba bênHội nghị thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn sẽ tập trung vào hợp tác trong tương lai

 Các đại biểu tại một cuộc họp cấp bộ trưởng các nước thành viên Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố thành lập mạng lưới ứng phó khủng hoảng của IPEF. Hàn Quốc sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch của cơ quan này, và Nhật Bản sẽ giữ cương vị Phó Chủ tịch.

Mạng lưới ứng phó khủng hoảng sẽ hành động bất cứ khi nào chuỗi cung ứng bị gián đoạn, bao gồm cả do thiên tai và tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng hậu cần. Cơ quan này sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong vòng 15 ngày kể từ khi xảy ra sự cố.

14 thành viên IPEF sẽ chia sẻ thông tin về hàng tồn kho trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung. Nếu nhiều thành viên có nhu cầu cấp thiết về hàng hóa thiết yếu, các quốc gia đối tác sẽ chia sẻ kho dự trữ và tìm kiếm những tuyến cung cấp thay thế. Trong đó, chất bán dẫn, vật tư y tế và khoáng sản thiết yếu đều được xem là hàng hóa thiết yếu.

Ngoài ra, IPEF cũng sẽ tiến hành các cuộc diễn tập để ứng phó với các cuộc khủng hoảng, chuẩn bị những hành động nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Được biết, IPEF bao gồm Mỹ, Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Mạng lưới ứng phó khủng hoảng sẽ rút ra bài học từ những sự cố gián đoạn chuỗi cung ứng trong quá khứ. Trước đó hồi năm 2021, Hàn Quốc đã trải qua tình trạng thiếu hụt urê, được sử dụng để cắt giảm khí thải trong các phương tiện chạy bằng dầu diesel.

Trong một nhận định liên quan, ông Sim Jin-su, Tổng Giám đốc phụ trách chiến lược và chính sách thương mại mới tại Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho hay: “Kinh nghiệm và hiểu biết trong quá khứ của cả hai bên sẽ hữu ích cho việc thực hiện thỏa thuận về chuỗi cung ứng”.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ Nikkei Asia & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top