Thế giới

Ấn Độ - EU thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế hậu Covid-19

ClockThứ Năm, 16/07/2020 10:09
Mối quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và EU có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu.

Ấn Độ đang đàm phán thỏa thuận thương mại với EU và sẵn sàng đàm phán với AnhBộ trưởng Thương mại Ấn Độ ủng hộ đàm phán FTA với EUEU công nhận Ấn Độ là một cường quốc toàn cầu mới nổi

Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - EU lần thứ 15 diễn ra theo hình thức trực tuyến vì Covid-19. Ảnh: Reuters

Tại hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 15/7, hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ nhằm tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một trong những nội dung chính của cuộc họp thượng đỉnh lần 15 giữa Ấn Độ và EU là tương lai của Hiệp định Thương mại tự do song phương vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào.

Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đại diện cho EU là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Thủ tướng Narendra Modi đại diện cho Ấn Độ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Ấn Độ Modi nhấn mạnh rằng, mối quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và EU có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu vốn đang gặp phải nhiều vấn đề sau đại dịch Covid-19.

Ông Modi nói: “Sau đại dịch Covid-19, những vấn đề mới đã nổi lên trong lĩnh vực kinh tế trên toàn cầu. Tất cả chúng ta để cảm thấy sự cần thiết phải có hợp tác nhiều hơn giữa các nước. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều áp lực với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Trong tình hình như vậy, mối quan hệ đối tác Ấn Độ - EU có thể đóng một vai trò thiết yếu cho việc tác cấu trúc nền kinh tế và quá trình toàn cầu hóa lấy con người là trung tâm và lấy tính nhân văn, nhân bản làm trung tâm” .

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng thời cũng kêu gọi hai bên cùng kiến tạo một lịch trình mang định hướng hành động để thúc đẩy quan hệ đối tác theo hướng ‘sâu rộng và toàn diện’. Tuy nhiên, một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tại hội nghị trực tuyến này là việc khởi động lại và hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do song phương lại chưa đạt được kết quả cụ thể nào.

Kết thúc cuộc họp trực tuyến, đại diện phía Ấn Độ cho biết hai bên chưa đưa ra thời hạn cho việc ký kết văn bản có tên gọi Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư song phương (BTIA). Lãnh đạo hai bên chỉ nhất trí sẽ triển khai các cuộc thảo luận ở cấp bộ trưởng về vấn đề này sớm nhất có thể. Đây có thể coi là một kết quả không như mong đợi của Ấn Độ.

Nước này đang muốn sớm kết thúc các cuộc đàm phán kéo dài 13 năm qua với EU nhằm mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ vào thị trường này. EU hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch đã vượt quá 100 tỷ USD. Xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ vào khối này có giá trị khoảng 40 tỷ USD. Đầu tư từ các thành viên EU vào Ấn Độ cũng đứng ở mức 97 tỷ USD.

Thượng đỉnh Ấn Độ - EU lần thứ 15 dự kiến tổ chức vào tháng 3 tại Brussels (Bỉ) nhưng đã phải lùi lại vì dịch Covid-19.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top