Thế giới

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ ủng hộ đàm phán FTA với EU

ClockThứ Tư, 06/11/2019 10:36
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal nêu rõ: "Chúng tôi nên tham gia một FTA với EU."

Phái đoàn ASEAN đến Ấn Độ thảo luận về RCEPCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEP

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal - đứng giữa. Ảnh: AFP/TTXVN

Ấn Độ nên đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal đưa ra nhận định trên ngày 5/11, một ngày sau khi nước này từ chối tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Goyal nêu rõ: "Chúng tôi nên tham gia một FTA với EU."

Ông cho biết các ngành như đá quý, hàng dệt may và nông nghiệp của nước này đã thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với EU.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng kêu gọi tái khởi động đàm phán để hoàn tất một FTA với Ấn Độ.

Bộ trưởng Goyal cũng giải thích lý do khiến Ấn Độ không tham gia RCEP mà 15 quốc gia tham gia đàm phán, không bao gồm Ấn Độ, đã hoàn tất giai đoạn đàm phán ngày 4/11 vừa qua.

Theo ông, Ấn Độ đã đưa ra "yêu cầu mạnh mẽ" về dịch vụ và đầu tư, khiến các cuộc đàm phán về RCEP kéo dài.

Trước đó, ngày 4/11, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan tại Thái Lan, lãnh đạo 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương; trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, đã ra tuyên bố chung lùi thời hạn ký kết RCEP từ cuối năm 2019 sang năm 2020.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị, lãnh đạo các quốc gia tham gia đàm phán RCEP đã cam kết sẽ ký kết hiệp định thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2020, qua đó cho thấy các quốc gia sẽ tiếp tục tiến trình đàm phán.

Thông báo nêu rõ 15 quốc gia tham gia đàm phán RCEP, không bao gồm Ấn Độ, đã hoàn tất giai đoạn đàm phán dựa trên văn bản của 20 chương trong hiệp định và hầu như toàn bộ các vấn đề tiếp cận thị trường và hướng tới mục tiêu ký kết hiệp định vào năm 2020.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn còn một số vấn đề quan tâm chưa được tháo gỡ và quyết định của Ấn Độ phụ thuộc vào biện pháp giải quyết những vấn đề này một cách thỏa đáng.

Nhiều thông tin cho biết Ấn Độ và 15 quốc gia còn lại chưa thống nhất được về một số vấn đề quan trọng như thuế quan.

Đài truyền hình Prasar Bharati dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết quốc gia này chưa thể hoàn tất đàm phán gia nhập RCEP vì còn nhiều khác biệt trong các vấn đề như thuế quan, thâm hụt thương mại với các quốc gia khác và các rào cản phi thuế quan.

Ông Modi cho rằng định dạng hiện tại của RCEP không phản ánh đầy đủ tinh thần cơ bản và những nguyên tắc chủ đạo đã được nhất trí, không tháo gỡ được những vấn đề và quan ngại nổi bật mà Ấn Độ đã nêu ra.

Được ASEAN khởi xướng vào năm 2012, RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.

Nếu được ký kết, hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với khoảng 3,5 tỷ dân và chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top