Thế giới

Ấn Độ kêu gọi đoàn kết đối phó với thách thức lớn

ClockThứ Bảy, 03/12/2022 07:20
TTH.VN - Thế giới phải hợp tác để giải quyết những thách thức lớn nhất về biến đổi khí hậu, khủng bố vài đại dịch, Thủ tướng Ấn Độ Naredra Modi nhấn mạnh khi nước này bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm G20 kéo dài 1 năm 2023.

Tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN, Mỹ cho thấy cam kết đối với khu vựcẤn Độ tiến nhanh trên con đường đạt được các mục tiêu về khí hậuẤn Độ sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022Ngoại trưởng Mỹ-Nhật-Hàn cam kết đáp trả Triều Tiên về vụ phóng tên lửaTổng thống Ai Cập El Sisi công du châu Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhận chiếc búa Chủ tịch G20 từ người tiền nhiệm Indonesia, đại diện bởi Tổng thống Joko Widodo. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

“Ngày nay, chúng ta không cần phải đấu tranh cho sự sống còn của mình - thời đại của chúng ta không cần thiết phải là một thời đại của chiến tranh. Tuy nhiên, những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt bao gồm biến đổi khí hậu, khủng bố và đại dịch chỉ có thể được giải quyết bằng cách hành động cùng nhau”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ trong một tuyên bố để đánh dấu sự khởi đầu của nhiệm kỳ Chủ tịch G20.

Trong tuyên bố mới đưa ra vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết nước này sẽ hướng tới mục tiêu phi chính trị hóa nguồn cung thực phẩm, phân bón và các sản phẩm y tế toàn cầu, để căng thẳng địa chính trị không dẫn đến sự gián đoạn toàn cầu.

“Tương tự như trong gia đình chúng ta, những ai có nhu cầu lớn nhất, cấp thiết nhất phải luôn là mối quan tâm hàng đầu”, Thủ tướng khẳng định.

Được biết, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng trước ở Bali (Indonesia), các thành viên G20 đã nhất trí theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5oC, bao gồm đẩy nhanh nỗ lực giảm dần việc sử dụng than.

Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ than lớn thứ hai thế giới cho biết sẽ ưu tiên chuyển đổi theo giai đoạn sang mô hình nhiên liệu sạch hơn và cắt giảm tiêu dùng hộ gia đình để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070, nhờ đó đáp ứng cam kết khử Carbon.

Theo ông Narendra Modi, các ưu tiên của G20 sẽ được định hình với sự tham vấn không chỉ với các đối tác của G20, mà còn với những người bạn đồng hành của Ấn Độ ở Nam Bán cầu, những người thường không được lắng nghe tiếng nói của họ. Qua đó, Ấn Độ sẽ khuyến khích một cuộc trò chuyện trung thực giữa các quốc gia hùng mạnh nhất về việc giảm thiểu rủi ro do vũ khí hủy diệt hàng loạt gây ra và tăng cường an ninh toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn kết, khát vọng, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Hôm nay 18/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX chính thức khai mạc. Với khẩu hiệu “Thanh niên Việt Nam Yêu nước-Khát vọng-Đoàn kết-Tiên phong-Sáng tạo-Tự tin bước vào kỷ nguyên mới”, Đại hội là sự kiện lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết các tầng lớp thanh niên Việt Nam.

Đoàn kết, khát vọng, tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc: Đoàn kết, đồng thuận

Trong niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và người dân Thừa Thiên Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai huyện Phú Lộc và Nam Đông khẩn trương thực hiện quy trình sáp nhập huyện theo NQ số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sự đoàn kết, đồng thuận là yếu tố tạo nên thành công cho nhiệm vụ này.

Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc Đoàn kết, đồng thuận
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top